Các kỹ thuật cắt amidan khác nhau có tỷ lệ biến chứng khác nhau

Tonsillectomy Techniques Differ in Complication Rates CME

from MedscapeCME Clinical Briefs

News Author: Laurie Barclay, MD. CME Author: Charles P. Vega, MD

01/ 6 /2010 – Kỹ thuật cắt Amiđan khác nhau về tỷ lệ biến chứng, theo kết quả của một nghiên cứu kiểm soát ca bệnh và xem xét biểu đồ báo cáo trong số ra tháng 6/2010 của Tạp chí Tai mũi họng và Phẫu thuật đầu cổ (Otolaryngology-Head and Neck Surgery). 

“Các câu hỏi liên quan đến phương pháp nào là tốt nhất”, nghiên cứu viên cao cấp Craig S. Derkay, MD, FAAP, trong một bản phát hành tin tức.”. Tuy nhiên, một điểm quan trọng là không có vấn đề gì nghiêm trọng đối với các kỹ thuật  mổ được sử dụng để loại bỏ các amidan trong nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh một mức độ an toàn chấp nhận được trên tất cả các phương pháp.” 

Mục tiêu của nghiên cứu là để so sánh tỷ lệ các biến chứng chính trong một đoàn hệ lớn các trẻ em trải qua phẫu thuật cắt amiđan bởi 3 kỹ thuật khác nhau: 1/Phẫu thuật vi cắt lọc amiđan (tonsillectomy microdebrider) trong bao (intracapsular technique  ), trong đó một công cụ xoay cắt hút được sử dụng để cắt mô amiđan; 2/Coblation, một dụng cụ cắt đốt amiđan không sinh nhiệt sử dụng năng lượng sóng vô tuyến (radiofrequency); và 3/ Đốt điện (electrocautery), trong đó mô bị phá hủy do sức nóng từ một đầu dò kim loại bị nung nóng bằng điện.

Các biến chứng chính đã được xác định rõ như chảy máu sau phẫu thuật cắt amidan cần thiết phải quay trở lại phòng mổ để cầm máu, hoặc đốt cầm máu trong khoa cấp cứu. Còn hiện tượng mất nước sau mổ đòi hỏi cần phải truyền dịch tĩnh mạch. 

Tại một bệnh viện nhi khoa của khu vực, các nhà nghiên cứu xem xét lại hồ sơ của 4.776 bệnh nhân tuổi từ 1-18 đã phẫu thuật nạo VA, cắt amiđan hặc cả hai bởi microdebrider, coblator, hoặc Bovie (cắt đốt) trong một khoảng thời gian 36 tháng. Mục đích là để giúp xác định các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến các biến chứng chính sau phẫu thuật. Mỗi bệnh nhân có biến chứng sau mổ được so sánh với 2 trường hợp kiểm soát. 

Tỷ lệ biến chứng chung là 1,7% ± 0,4% (80/4776) và 2,3% ± 0,5% ở nạo VA hoặc phẫu thuật cắt amiđan (80/3362). Các kỹ thuật loại bỏ amidan khác nhau có liên quan với mức độ khác nhau của các biến chứng chính (34/1235 [2,8% ± 0,9%] cho coblation, 40/1289 [3,1% ± 0,9%] cho electrocautery, và 6 / 824 [0,7% ± 0,7% ] cho microdebrider [P <0,001]). 

Mặc dù tuổi tác không phải là một yếu tố liên quan đến mất nước sau mổ (5,33 so với 5,49 năm), chảy máu sau phẫu thuật xảy ra ở trẻ lớn hơn (8,5 so với 5,5 năm; P <0,001). Bệnh nhân có nguy cơ biến chứng trong mổ không được xác định chính xác bởi phần kiểm soát cas bệnh của nghiên cứu. Cả danh tính của bác sĩ phẫu thuật cũng như sự tham gia của bác sĩ nội trú không là một biến độc lập gây nhiễu. 

” Trong hiện trạng giảng dạy phẫu thuật thực tế tại bệnh viện, 3 kỹ thuật khác nhau của phẫu thuật cắt amiđan thường xuyên được thực hiện bởi nhiều bác sỹ nội trú và bác sĩ phẫu thuật phụ, microdebrider intracapsular-vi phẫu thuật cắt amiđan trong bao có tỷ lệ chảy máu sau phẫu thuật và mất nước thấp hơn khi so sánh với coblation và kỹ thuật electrocautery-đốt điện hoàn toàn”các tác giả nghiên cứu viết. 

Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm: thiết kế quan sát hồi cứu; sự phụ thuộc vào tính chính xác của hồ sơ y tế điện tử mã hóa; và khả năng mà bệnh nhân có biến chứng đã không trở lại cho tổ chức nghiên cứu để ghi nhận các biến chứng của họ. 

BS Từ Tấn Tài, khoa TMH, BV Khánh Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)