Bổ sung kẽm để dự phòng viêm tai giữa.

Zinc supplements for preventing otitis media

Author: Abba, Katharine; Gulani, Anjana; Sachdev, Harshpal S

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2010.

Vấn đề: Viêm tai giữa ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp phổ biến ở trẻ em. Khoảng 164 triệu người trên trên thế giới bị giảm thính lực thời gian kéo dài do bệnh này gây ra, trong đó 90% xảy ra ở những nước kém phát triển. Vì sự cung cấp kẽm có thể  phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em hoàn cảnh khó khăn, vậy kẽm có giúp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa không? 

Mục tiêu: Đánh giá sự bổ sung kẽm có giúp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn ở những độ tuổi khác nhau hay không

Chiến lược nghiên cứu: Thông tin được tra cứu từ thư viện Cochrane ( số báo 2, 2009) MEDLINE (1950 – T6/2009), Embase (1994 – 2009)

Tiêu chí tuyển chọn: Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giữa bổ sung kẽm ít nhất 1 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng và giả dược 

Phân tích và tập hợp dữ liệu: Hai tác giả đánh giá chất lượng các bài nghiên cứu về phương pháp luận để được tuyển chọn, rút ra dữ liệu để phân tích và viết bài tổng quan. Chúng tôi tóm lược những kết quả bằng cách tính tỉ số nguy cơ và tỉ suất cho biến nhị phân và sự khác biệt trung bình cho biến liên tục. Chúng tôi kết hợp các kết quả lại với nhau khi thích hợp.

Kết quả chính: Chúng tôi tuyển chọn được 12 nghiên cứu, 10 nghiên cứu trong số đó đưa ra được dữ liệu kết cục. Trong số các nghiên cứu trên trẻ khỏe mạnh ở những công động có thu nhập thấp, có 2 nghiên cứu chứng minh không có sự khác nhau đáng kể giữa dùng kẽm và nhóm dùng giả dược ở nhóm ngườitham gia ( n= 3191) đã trải qua quá trình viêm tai giữa kéo dài sau thời gian theo dõi, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy dùng kẽm làm giảm đáng kể tỉ lệ mới mắc viêm tai giữa (RR 0.69, 95% KTC 0.61 to 0.79, n = 1621). Một nghiên cứu nhỏ ở 39 trẻ nhỏ trải qua quá trình điều trị suy dinh dưỡng nặng cho thấy lợi ích của kẽm trên số đợt trung bình của viêm tai giữa (MD -1.12 , 95% KTC -2.21 to -0.03). Sự cung cấp kẽm dường như không gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng, nhưng số ít trẻ được báo cáo là nôn ói ngắn sau khi dùng kẽm.

Kết luận của tác giả: Bằng chứng bổ sung kẽm có làm giảm tỉ lệ mới mắc bệnh viêm tai giữa của  trẻ dưới 5 tuổi khỏe mạnh ở những nước thu nhập trung bình-thấp thì chưa rõ. Có vài bằng chứng về lợi ích của kẽm ở trẻ đang được điều trị suy dinh dưỡng dạng teo, nhưng chỉ là một nghiên cứu nhỏ và vì vậy nên dùng thận trọng.

Người dịch: BS Nam Phương, khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)