Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

I. ĐẠI CƯƠNG

Góc nhìn mới về ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị sớm COPD

  • COPD sớm: COPD có thể bắt đầu từ sớm và mất nhiều thời gian đến khi có những biểu hiện lâm sàng, để xác định COPD “sớm” còn gặp khó khăn. GOLD sử dụng thuật ngữ này để bàn đến những “dấu hiệu sinh học xuất hiện sớm”
  • COPD nhẹ: cần phân biệt COPD nhẹ và COPD sớm. Không phải tất cả bệnh nhân đều có chức năng phổi bình thường khi đến tuổi trưởng thành.
  • COPD ở người trẻ: được xem xét trong nhóm tuổi từ 20 đến 50, những người này có thể đã bất thường chức năng phổi từ thời thanh niên và/hoặc giảm chức năng phổi nhanh chóng từ sớm. COPD ở người trẻ có nhiều ảnh hưởng lên tình trạng sức khỏe nếu không được chẩn đoán sớm
  • Tiền COPD: xác định một số bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, nhưng không có bất thường về cấu trúc, chức năng, chức năng hô hấp bình thường

Imaging techniques to evaluate chronic obstructive pulmonary disease (COPD)  | Vinmec

II. CHẨN ĐOÁN

2.1.Chẩn đoán xác định:

    • Bệnh sử cần nghĩ đến COPD khi:
  • Ho mạn tính: thường liên tục trong một ngày, ít khi về đêm.
  • Khạc đàm mạn tính.
  • Có những đợt viêm phế quản cấp tái diễn.
  • Khó thở: tiến triển tăng dần theo thời gian, tồn tại liên tục, tăng lên khi gắng sức và sau mỗi đợt nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Tiền sử hút thuốc lá (thường từ 20 gói/năm trở lên) hay sống trong môi trường ô nhiễm khí thở.

Đơn vị gói/năm = (số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút thuốc).

    • Khám lâm sàng và cận lâm sàng:
  • Các triệu chứng thực thể tùy theo mức độ bệnh, rõ ở giai đoạn nặng:
      • Biến dạng lồng ngực kiểu hình thùng.
      • Co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ ngơi.
      • Giảm thông khí ở phổi.
      • Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm là dấu hiệu thường gặp nhất, các dấu hiệu khác có thể thấy bao gồm: lồng ngực hình thùng, gõ vang, ran rít, ran ngáy. ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu suy tim phải(gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân)

Làm gì để phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

  • X quang ngực: có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, tăng áp động mạch phổi.
  • ECG: có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ phải, thất phải.
  • Khí máu động mạch: có thể phát hiện giảm oxy, có hay không kèm theo tăng CO2.
  • Chức năng hô hấp: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định: FEV1/FVC < 70% sau dùng thuốc dãn phế quản. (FEV1: thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây. FVC: dung tích sống gắng sức).
  • What Does COPD Feel Like? | CenterWell Primary Care

Hình đo chức năng hô hấp

III.CƠ CHẾ BỆNH SINH

Cơ chế của bệnh: tình trạng viêm phế quản làm cho thành phế quản dày lên, tăng phản ứng tiết chất nhầy, mô phổi bị viêm mạn tính dẫn đến sự đứt gãy các sợ liên kết trong thành phế quản, gây mất cấu trúc thành phế quản làm co thắt phế quản. Ngoài ra, các chất trung gian hóa học cũng gây ra sự co thắt cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản kéo dài dẫn đến tình trạng ứ khí trong phế nang gây giãn phế nang và dần hình thành các kén khí. Khi kén khí xuất hiện nhiều và kích thước ngày càng lớn sẽ gây ra khí phế thũng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang

Bệnh phổ biến hơn ở những người hút thuốc

Yếu tố nguy cơ chính của COPD là hút thuốc (chủ động hoặc thụ động) với hơn 80% trường hợp. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:

  • Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
  • Tiếp xúc nhiều với bụi và các chất hóa học (silica, bụi than, bụi thực vật, nấm mốc).
  • Phơi nhiễm nghề nghiệp (khoảng 15% COPD).
  • Hút thuốc thụ động.
  • Yếu tố di truyền.
  • Chậm phát triển trong tử cung, sinh non và nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên hoặc nghiêm trọng ở thời thơ ấu khiến phổi không thể phát triển tối đa, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh COPD sau này.
  • Thiếu hụt alpha-1-antitrypsin, một tình trạng di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến COPD khi còn trẻ.

Những điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

3.1. Mối liên hệ giữa COPD và các bệnh đi kèm

COPD là một bệnh mạn tính liên quan đến nhiều rối loạn khác. Các bệnh đi kèm có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau và các chức năng khác nhau của cơ thể: chuyển hóa, cơ, tim, tiêu hóa, tâm thần (lo âu, trầm cảm)…

Trung bình một bệnh nhân COPD thường có bệnh đi kèm

Nghiên cứu gần đây cho thấy ở bệnh nhân COPD và chỉ ra rằng những yếu tố tiên lượng xấu và làm tăng nguy cơ tử vong trong 5 năm sau: ung thư phổi, tuyến tụy, thực quản hoặc vú, xơ phổi, rung nhĩ, suy tim, bệnh động mạch vành, loét dạ dày tá tràng, xơ gan, đái tháo đường, bệnh lý thần kinh và lo lắng. Hơn nữa, phần lớn bệnh nhân không tử vong vì suy hô hấp mà vì tai biến tim mạch, viêm phổi, ung thư…

Rối loạn chức năng của các cơ xương, đặc biệt là các cơ ở chi dưới, cũng là một bệnh đi kèm, là một yếu tố tiên lượng xấu, không phụ thuộc vào các rối loạn khác.

Mối liên hệ giữa COPD và các bệnh đi kèm dựa trên các cơ chế gây viêm, stress oxy hóa và sự thay đổi các đường truyền tín hiệu phổ biến đối với các chức năng cơ thể khác nhau.

IV.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COPD là:

  • Cai thuốc lá.
  • Dùng thuốc.
  • Phục hồi chức năng hô hấp.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh COPD, bước đầu tiên là bỏ hút thuốc và/hoặc ngừng tiếp xúc với các chất thúc đẩy bệnh.

Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc dài, làm giãn đường thở và cải thiện luồng không khí. Phương pháp điều trị này có thể được kết hợp với corticosteroid để giảm viêm cục bộ trong trường hợp các đợt cấp lặp đi lặp lại và các triệu chứng đáng kể. Ngoài ra, Một số loại thuốc dạng hít có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp.

Đối với các trường hợp COPD nặng, liệu pháp oxy dài hạn là cần thiết, nên được dùng ít nhất 15 giờ mỗi ngày để cải thiện khả năng sống sót.

Phục hồi chức năng phổi rất hữu ích cho tất cả các bệnh nhân hạn chế trong các hoạt động hàng ngày, thường là từ mức độ nghiêm trọng của bệnh ở giai đoạn . Phục hồi bao gồm tập luyện cơ bắp (độ bền và tăng cường sức mạnh của các cơ ngoại vi, thăng bằng, tư thế), giáo dục trị liệu (ngừng hút thuốc, tuân thủ điều trị, cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát các đợt cấp,…) và vật lý trị liệu hô hấp. Do đó, hoạt động thể chất thường xuyên và phù hợp dường như là điều cần thiết để làm chậm sự tiến triển của bệnh.Tiêm ngừa cúm hàng năm cho bệnh nhân COPD.

How to quit smoking and improve COPD symptoms

BSCKII.Trương Văn Lâm

(TRƯỞNG KHOA NỘI TỔNG HỢP-BVĐKTTAG)

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)