Azithromycin trong điều trị sốt thương hàn và phó thương hàn không biến chứng.

Azithromycin for treating uncomplicated typhoid and paratyphoid fever (enteric fever).

Cochrane Database Syst Rev. 2008 Oct 8;(4):CD006083.
Effa EE, Bukirwa H. Internal Medicine, University of Calabar Teaching Hospital, PMB 1278, Calabar, Cross River State, Nigeria. emmanueleffa@yahoo.com

Vấn đề: Bệnh sốt thương hàn  có khả năng gây tử vong.Nhiễm trùng với những chủng vi trùng kháng thuốc (Salmonella enterica serovar Typhi hoặc Paratyphi) gia tăng bệnh tật và tử vong. Azithromycin có kết quả tốt hơn ở người bị  bệnh thương hàn hoặc phó thương hàn không biến chứng

Mục tiêu: So sánh Azithromycin với những kháng sinh khác trong điều trị sốt thương hàn không biến chứng.

Chiến lược tìm kiếm: T8/2008, chúng tôi tra cứu thông tin từ thư viện Cochrane (nhóm bệnh truyền nhiễm),  MEDLINE, EMBASE, LILACS, và mRCT. Chúng tôi cũng tra cứu từ biên bản hội nghị, danh sách tham khảo, và liên hệ với các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm.

Tiêu chuẩn chọn lựa: Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng nhằm so sánh Azithromycin với những kháng sinh khác trong điều trị sốt thương hàn không biến chứng ở trẻ em & người lớn (được xác định bởi cấy phân/máu có S. Typhi hoặc Paratyphi)

Thu thập và phân tích số liệu: Cả hai tác giả độc lập rút ra số liệu và đánh giá nguy cơ sai lệch. Biến nhị phân được trình bày và so sánh để tính tỉ số odds, biến liên tục được trình bày với trung bình cộng và độ lệch chuẩn và được kết hợp để tính sự khác biệt trung bình. Cà 2 loại biến số được trình bày với KTC 95%.

Kết quả chính: Gồm 7 nghiên cứu bao gồm 773 người tham gia đáp ứng các tiêu chí lựa chọn. Các nghiên cứu gồm các NC đầu đủ ngẫu nhiên , „mù“ và các NC nhãn mở. Ba nghiên cứu dành riêng cho người lớn, 2 nghiên cứu riêng cho trẻ em, và hai nghiên cứu gồm cả hai đối tượng trẻ em và người lớn, các đối tượng nghiên cứu đều là bệnh nhân nội trú.

– Một nghiên cứu (77 người) đánh giá Azithromycin với Chloramphenicol cho thấy hiệu quả giống nhau.

– Bốn nghiên cứu  so sánh Azithromycin với Fluoroquinolone cho thấy : Azithromycin giảm đáng kể sự thất bại lâm sàng (OR 0.48, KTC 95% 0.26 – 0.89; 564 người, 4 nghiên cứu) và thời gian nằm viện (Khác biệt trung bình MD là -1.04 ngày, KTC 95% : -1.73 đến -0.34 ngày; 213 người, 2 nghiên cứu).  Các 4 NC đều có các BN đa kháng thuốc hoặc nhiễm chủng kháng với nalidixic acid. Chúng tôi không phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các kết cục khác.

– Hai nghiên cứu so sánh Azithromycin với Ceftriaxone cho thấy : Azithromycin làm gỉảm đáng kể sự tái phát bệnh (OR 0.09, KTC 95% : 0.01 – 0.70; 132 người, 2 nghiên cứu) và các kết cục khác thì không khác.

Một vài tác dụng phụ được ghi nhận, nhưng hầu hết đều nhẹ và tự khỏi.

Kết luận của tác giả: Azithromycin có vẻ tốt hơn Fluoroquinolone trong dân số nghiên cứu có các chủng kháng thuốc. Azithromycin cũng có thể tốt hơn Ceftriaxone.

Người dịch : BS Nam Phương, khoa Nhi – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)