Ảnh hưởng của việc tăng lượng nước uống hàng ngày ở phụ nữ tiền mãn kinh với nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.

Effect of Increased Daily Water Intake in Premenopausal Women With Recurrent Urinary Tract Infections:A Randomized Clinical Trial

Thomas M. Hooton, MD1Mariacristina Vecchio, PharmD2Alison Iroz, PhD2; et alIvan Tack, MD, PhD3;Quentin Dornic, MSc2;Isabelle Seksek, PhD2;Yair Lotan, MD4

JAMA Intern Med. Published online October 1, 2018. doi:10.1001/jamainternmed.2018.4204

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

CÂU HỎI: Liệu tăng lượng nước uống hàng ngày có ngăn ngừa viêm bàng quang ở phụ nữ tiền mãn kinh bị viêm bàng quang tái phát – những người uống ít nước hàng ngày?

KẾT QUẢ: Trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, 140 phụ nữ tiền mãn kinh bị viêm bàng quang tái phát, uống ít hơn 1,5 L nước hàng ngày, tần suất viêm bàng quang ít đáng kể ở phụ nữ uống nhiều nước hơn 12 tháng so với phụ nữ duy trì lượng nước uống thông thường.

Ý NGHĨA: Tăng lượng nước uống hàng ngày giúp bảo vệ chống lại viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ tiền mãn kinh bị viêm bàng quang tái phát, những người có tổng số nước uống hàng ngày ít hơn.

TỔNG QUAN

TẦM QUAN TRỌNG: Việc tăng lượng nước thường được khuyến cáo như là một biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát, nhưng dữ liệu hỗ trợ còn thưa thớt.

MỤC TIÊU: Để đánh giá hiệu quả của việc tăng lượng nước uống hàng ngày trong tần suất viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Thử nghiệm ngẫu nhiên, mở nhãn, kiểm soát, 12 tháng tại một trung tâm nghiên cứu lâm sàng (năm 2013-2016).

THIẾT KẾ, NƠI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA: Thử nghiệm ngẫu nhiên, nhản mở, đối chứng, 12 tháng tại một trung tâm nghiên cứu lâm sàng (năm 2013-2016). Trong số 163 phụ nữ khỏe mạnh bị viêm bàng quang tái phát (≥3 lần trong năm qua) uống dưới 1,5 L nước hàng ngày được đánh giá đủ điều kiện, 23 người bị loại và 140 người được giao cho nhóm uống nước (water group) hoặc nhóm chứng. Đánh giá lượng nước uống hàng ngày, lượng nước tiểu, và các triệu chứng viêm bàng quang được thực hiện tại thời điểm bắt đầu từ 6 đến 12 tháng và các cuộc gọi điện thoại hàng tháng.

CAN THIỆP: Những người tham gia được phân ngẫu nhiên, uống thêm ngoài lượng nước uống thông thường, 1,5 L nước mỗi ngày (nhóm nước) hoặc không có uống thêm nước (nhóm chứng) trong 12 tháng.

KẾT QUẢ CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP: Kết cục chính là tần suất viêm bàng quang tái phát trong vòng 12 tháng. Kết cục phụ là số lượng phác đồ kháng sinh được sử dụng, khoảng thời gian trung bình giữa các đợt viêm bàng quang và các phép đo lượng nước tiểu 24 giờ.

KẾT QUẢ: Tuổi trung bình (SD) của 140 người tham gia là 35,7 tuổi (8,4) và số lượng viêm bàng quang trung bình (SD) trong năm trước là 3,3 (0,6). Trong thời gian 12 tháng nghiên cứu, số lượng viêm bàng quang trung bình là 1,7 (95% CI, 1,5-1,8) trong nhóm nước so với 3,2 (95% CI, 3,0-3,4) trong nhóm chứng, với sự khác biệt ý nghĩa 1,5 (KTC 95%, 1,2-1,8; p <0,001). Nhìn chung, có 327 đợt viêm bàng quang, 111 trong nhóm nước và 216 ở nhóm chứng. Số lượng trung bình của các phác đồ kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh viêm bàng quang lần lược là 1,9 (KTC 95%, 1,7-2,2) và 3,6 (KTC 95%, 3,3-4,0), với sự khác biệt có ý nghĩa 1,7 (KTC 95%, 1,3- 2.1; p <0,001). Khoảng thời gian trung bình giữa các đợt viêm bàng quang lần lược là là 142,8 ngày (95% CI, 127,4-160,1) và 84,4 ngày (95% CI, 75,4-94,5), với sự khác biệt ý nghĩa 58,4 (KTC 95%, 39,4-77,4; p <0,001). Giữa đường cơ sở và 12 tháng, những người tham gia trong nhóm nước, so với những người trong nhóm chứng, đã tăng khối lượng nước tiểu trung bình (1,4) [0,04] ​​so với 0,1 [0,04] ​​L; p <0,001) và bài tiết (2,4 [ 0,2] so với −0,1 [0,2]; p <0,001) và giảm độ thẩm thấu nước tiểu (−402,8 [19,6] so với −24,0 [19,5] mOsm / kg; p <0,001).

KẾT LUẬN: Tăng lượng nước uống là một chiến lược chống lại vi khuẩn có hiệu quả để phòng ngừa viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao tái phát ở người uống ít nước mỗi ngày.

Người dịch: Bs Tạ Hoàng Thanh Phụng, Khoa CC, bệnh viện ĐKTT An Giang

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)