Thuốc vận mạch trong điều trị sốc giảm huyết áp

Cochrane Database Syst Rev. 2011 May 11;(5):CD003709.

Vasopressors for hypotensive shock.

Havel CArrich JLosert HGamper GMüllner MHerkner H.

Source: Department of Emergency Medicine,MedicalUniversityofVienna,Vienna GeneralHospital;, Währinger Gürtel 18-20 / 6D,Vienna,Austria, 1090.

Đặt vấn đề: Điều trị sốc kiểu hướng mục tiêu bao gồm truyền dịch và thuốc vận mạch. Hiển nhiên là thuốc vận mạch có tác dụng tức thời về huyết động lực, tuy nhiên ảnh hưởng thế nào trên kết cục thì vẫn còn bàn cải. Tổng quan này này công bố lần đầu năm 2004 và được cập nhật vào năm 2011.     

Mục tiêu: Mục tiêu chính của chúng tôi là để đánh giá liệu các thuốc vận mạch có làm giảm tỷ lệ tử vong chung, giảm tỷ lệ thương tật và tăng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm kiếm danh bạ trung tâm các thử nghiệm có đối chứng (CENTRAL) (Thư viện Cochrane 2010, Số 2), MEDLINE, EMBASE, PASCAL BioMed, BIOSIS, CINAHL, và PsycINFO (từ khi thành lập tháng 3 năm 2010). Các tìm kiếm ban đầu đã được thực hiện trong tháng 11 năm 2003. Chúng tôi cũng hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực này và tìm kiếm các thử nghiệm đăng ký đang thực hiện.

Tiêu chí lựa chọn: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) so sánh dùng các loại thuốc vận mạch khác nhau trong sốc giảm huyết áp.

Thu thập và phân tích dữ liệu: Hai tác giả tóm tắt dữ liệu độc lập. Bất đồng giữa các tác giả sẽ được thảo luận và giải quyết với một tác giả thứ ba. Chúng tôi sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên để tổng hợp dữ liệu.

Kết quả: Có 23 RCTs được thu thập, gồm 3.212 bệnh nhân (BN), có 1629 BN tử vong. Có 6 lọai thuốc vận mạch khác nhau được dùng một mình hoặc kết hợp ở 11 nghiên cứu. Tất cả 23 nghiên cứu đều có đánh giá kết cục là tử vong. Ngày nằm viện được đánh giá trong 11 nghiên cứu. Các kết cục về thương tật được báo cáo một cách thay đổi và không đồng nhất. Không có dữ liệu nào về chất lượng của cuộc sống, lo lắng và trầm cảm. Chúng tôi phân loại 10 nghiên cứu có nguy cơ sai lệch thấp với kết cục là tử vong, chỉ có 4 nghiên cứu có bản tóm tắt đánh giá chất lượng thử nghiệm.

Tóm lại, không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong khi so sánh giữa các loại thuốc vận mạch dùng đơn trị hoặc kết hợp. Loạn nhịp tim hay gặp ở bệnh nhân được điều trị với dopamine so với norepinephrine. Với 6 nghiên cứu, gồm 1400 BN cho thấy kết quả điều trị giữa norepinephrine so với dopamine là như nhau (RR 0,95, KTC 95%: 0,87-1,03). Thuốc vận mạch được sử dụng như thuốc thêm vào cũng không thấy có hiệu quả khi so sánh với giả dược. Những phát hiện này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu lớn hơn, cũng như trong các nghiên cứu với mức độ sai lệch  khác nhau.

Kết luận: Một số bằng chứng cho thấy không có sự khác biệt trong tỷ lệ tử vong giữa norepinephrine và dopamine. Dopamine làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Không có đủ bằng chứng nào về sự khác biệt giữa 6 loại thuốc vận mạch được khảo sát. Có lẽ sự lựa chọn loại thuốc vận mạch cho bệnh nhân bị sốc không ảnh hưởng đến kết cục điều trị. Không có đủ bằng chứng cho thấy bất kỳ một trong các thuốc vận mạch có tác dụng vượt trội rõ so với các loại thuốc khác.

Người dịch: BS Rạng, Bệnh viện An giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)