So sánh phẫu thuật sớm với điều trị nội khoa ban đầu đối với những bệnh nhân xuất huyết não tự phát trên lều trong cuộc thử nghiệm phẫu thuật quốc tế về xuất huyết não: một thử nghiệm

Early surgery versus initial conservative treatment in patients with spontaneous supratentorial intracerebral haematomas in the International Surgical Trial in Intracerebral Haemorrhage (STICH): a randomised trial.

Lancet. 2005 Jan 29-Feb 4;365(9457):387-97.

Mendelow ADGregson BAFernandes HMMurray GDTeasdale GMHope DTKarimi AShaw MDBarer DHSTICH investigators.

Department of Neurosurgery,Newcastle GeneralHospital,Newcastle upon TyneNE4 6BE,UK. a.d.mendelow@ncl.ac.uk

Đặt vấn đề: Xuất huyết não tự phát trên lều chiếm đếm 20% trong tất cả các khiếm khuyết thần kinh đột ngột liên quan đến đột quỵ, nó gây ra mức độ tàn phế và tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại đột quỵ, và vai trò của can thiệp phẫu thuật đến nay còn đang tranh luận. Chúng tôi thực hiện một thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên để so sánh giữa phẫu thuật sớm so với điều trị khởi đầu là nội khoa cho những bệnh nhân xuất huyết não.

Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng thiết kế nghiên cứu kiểu nhóm song song. Phẫu thuật sớm và lấy máu tụ (trong vòng 24 giờ sau khi được chọn ngẫu nhiên) với nhóm điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa ban đầu sử dung thuốc để điều trị, tuy nhiên việc phẫu thuật lấy máu tụ sau nầy trong quá trình điều trị, nếu cần thiết, vẫn được chấp nhận. Chúng tôi sử dụng  thang điểm 8  của thang điểm kết cụcGlasgow (Glasgow outcome scale ), thu nhận lại thông tin bằng bảng câu hỏi được gửi đến bệnh nhân sau ra viện 6 tháng, cũng như đánh giá lúc xuất viện. Chúng tôi chia các bệnh nhân thành nhóm có tiên lượng tốt và nhóm có tiên lượng xấu dựa vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân lúc phân chọn ngẫu nhiên. Đối với nhóm có tiên lượng tốt, một kết cục tốt được định nghĩa là sự hồi phục tốt hoặc mức độ tàn phề trung bình dựa trên thang điểm kết cụcGlasgow. Đối với nhóm có tiên lượng xấu, thì kết cục tốt cũng được tính ở mức trên nhất của mức độ tàn phế nặng. Phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu (intention-to-treat).

Kết quả: 1033 bệnh nhân của 83 trung tâm trên 27 quốc gia được chọn lựa ngẫu nhiên cho phẫu thuật sớm (503) hoặc khởi đầu điều trị nội khoa (530). Tại thời điểm sau 6 tháng, 51 bệnh nhân không liên lạc được, và 17 bệnh nhân vẫn còn sống nhưng tình trạng bệnh không xác định được. Về 468 bệnh nhân ngẫu nhiên được phẫu thuật, có 122 (26%)  bệnh nhân có kết cục tốt so với 118 (24%) bệnh nhân có kết cục tốt trong nhóm 496 bệnh nhân được điều trị nội khoa ban đầu (tỷ số chệnh 0.89 [khoảng tin cậy 95% : 0.66- 1.19], p= 0,414); hiệu quả tuyệt đối 2,3% (- 3.2 đến 7.7), hiệu quả tương đối 10% (- 13 đến 33).

Kết luận: Các bệnh nhân bị xuất huyết não tự phát trên lều được điều trị ở các đơn vị ngoại khoa thần kinh cho thấy rằng, nói chung, can thiệp phẫu thuật không cho kết quả tốt hơn điều trị nội khoa ban đầu.

Người dịch: BS Nẫm, khoa CTCH – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)