Phẫu thuật giải áp điều trị phù não rộng trong đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp

Surgical decompression for cerebral oedema in acute ischaemic stroke.

Author: Morley, Nicholas CD; Berge, Eivind; Cruz-Flores,Salvador;    Whittle, Ian R        

Source: Cochrane Database of Systematic Reviews. , 2009.

Đặt vấn đề: Tỷ lệ tử vong cao do bị nhồi máu não rộng là một phần do phù não. Phù nào tạo nên hiệu ứng khối choán chổ trong sọ gây tăng áp lực trong sọ và thoát vị não. Các biện pháp điều trị nội khoa thường được sử dụng để làm giảm áp lực trong sọ, dù đã được điều trị nhưng thường có kết  cục xấu. Các kỹ thuật phẫu thuật giải áp cố gắng làm giảm áp lực cao trong não do phù não đã được mô tả trước đây, nhưng hiệu quả của chúng trong viêc giảm các trường hợp tử vong cũng như tàn phế thì chưa chắc chắn.

Mục tiêu: Nhằm so sánh phương pháp điều trị nội khoa kết hợp phẫu thuật giải áp với phương nội khoa đơn thuần , Biến kết cục là tử vong và “tử vong hoặc tàn phế” ở những bệnh nhân bị đột quị thiếu máu cục bộ phức tạp có phù não được xác định trên lâm sàng và X-quang.

Chiến lược tra cứu: Chúng tôi tra cứu trên thư viện Cochrane (2001), MEDLINE (1996 đến 4/2002), EMBASE ( 1980 đến 4/2002), và SCISEARCH (đến 4/2002). Chúng tôi cũng tra cứu trên các danh sách tài liệu tham khảo các bài báo có liên quan và liên hệ riêng với các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tiêu chí lựa chọn: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) so sánh kết cục điều trị giữa 2 nhóm có can thiệp ngoại khoa với điều trị nội khoa không phẫu thuật. Chúng tôi chỉ chọn các nghiên cứu có nguy cơ sai lệch trung bình vàv thấp.

Thu thập dữ liệu và phân tích: Những đề mục bài báo được đánh giá có liên quan được tìm kiếm  bởi một tác giả. Các dữ liệu được chiết lọc từ 2 tác giả độc lập và thảo luận để thống nhất sự khác biệt. Phân tích tiểu nhóm về mối liên quan đã được định trước và áp dụng tính toán tỷ số chênh Peto với khoảng tin cậy 95%.

Kết quả: Có hơn 9.000 trích dẫn đã được ghi nhân và nghiên cứu về mối liên quan. Nhóm nghiên cứu đã xác định không có một RCT nào được chọn cho phân tích tổng hợp. Có 5 nghiên cứu mô tả báo cáo số liệu so sánh được tìm thấy cùng với một số báo cáo nhỏ, và các báo cáo tường trình một trường hợp bệnh. Có 2 RCTs đang được thực hiện được đưa vào phân tích tổng hợp.

Kết luận: Không có bằng chứng trên các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để chứng minh cho phương phẫu thuật giải áp trong điều trị phù não do đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cần được đánh giá một cách chính xác hơn về hiệu quả của phẫu thuật giải áp.

Người dịch: BS Nẫm, khoa CTCH – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)