Nhân một trường hợp lao cột sống cổ

 

Mai Nhật Quang, Khoa Nội Thần Kinh Bệnh viện An giang

TÓM TẮT:

Lao do Mycobacterium tuberculosis, là một trong những bệnh lâu đời nhất trên thế giới. Lao cột sống cổ là một biến thể hiếm gặp của lao ngoài phổi với tỷ lệ biến chứng cao. Lao cột sống cổ được báo cáo khoảng 6-9% các trường hợp lao cột sống. Chẩn đoán và điều trị sớm lao cột sống là cần thiết để ngăn ngừa khiếm khuyết thần kinh. Chúng tôi báo cáo 01 trường hợp lao cột sống cổ tại khoa thần kinh Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang.

SUMMARY

Tuberculosis (TB) is caused by Mycobacterium tuberculosis, and is one of the oldest disease in the world. Cervical spinal tuberculosis is a rare variant of extrapul- monary TB with a high complication rate. Tuberculosis of the cervical spine is reported in about 6 to 9% of all cases of spinal TB. Early diagnosis and treatment of spinal TB is essential in order to prevent neural deficit. We reported one case of cervical spinal TB at the Department of An Giang General Hospital.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Lao cột sống cổ là một biến thể hiếm gặp của lao ngoài phổi với tỷ lệ biến chứng cao. Lao cột sống cổ được báo cáo khoảng 6-9% các trường hợp lao cột sống. Chẩn đoán lao cột sống cổ gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi báo cáo 01 trường hợp lao cột sống cổ tại khoa thần kinh Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang.

TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG:

Bệnh nhân Nữ 25 tuổi, khoảng 2 tuần trước nhập viện bệnh nhân thấy nóng và đau âm ỉ cột sống cổ, sau đó thấy tê 2 cánh tay nhiều hơn ở các ngón và yếu chân trái từ từ. bệnh nhân không sốt, tiêu tiểu tự chủ trong suốt quá trình bệnh. Cùng ngày nhập viện chân trái liệt hoàn toàn không tự đi lại được nên nhập viện. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo tiếp xúc tốt đau vùng cột sống cổ, than nặng nề các chi và tê 2 tay. Tiền sử: Chưa ghi nhận bệnh lý PARA 2002, cả 2 con đều sanh thường, không can thiệp các thủ thuật đến cột sống. Trong nhà không ai mắc bệnh lao. Mạch: 70 lần/ phút, Nhiệt độ: 370C, Huyết áp: 130 /70 mmHg, Nhịp thở: 20 lần / phút. Không thấy cong vẹo cột sống, vuốt dọc cột sống không có lồi lõm bất thường. Không co cứng cơ vùng cạnh cột sống thắt lưng. Cảm giác: dị cảm mặt ngoài cánh–cẳng bàn tay và các ngón tay 2 bên. Mất cảm giác đau, nhiệt bên phải từ vùng vai xuống chân. Còn cảm giác sâu 2 bên. Khám vận động: Liệt chân trái sức cơ 0/5 kiểu trung ương. Liệt 2 tay kín đáo, không có biểu hiện rung giật bó cơ.

CẬN LÂM SÀNG:

XQ cột sống thắt lưng: thẳng, nghiêng bình thường; XQ quang cột sống cổ thẳng nghiêng: chưa ghi nhận bệnh lý. XQ ngực thẳng bình thường.

Công thức máu: bạch cầu: 6.980/mm3, tiểu cầu 284.000/mm3, neu 65%, lym 22%; CRP 10.51mg%, choles 5.38mmol/L, trigly 2.18mmol/L, HDL 0.93mmol/L, LDL 3.6mmol/L; Na+ 131mmol/L, K+ 3.5mmol/L

Hình XQ cột sống cổ thẳng-nghiêng.

C:\Users\Acer\Downloads\20170927_103030.jpg C:\Users\Acer\Downloads\20170927_103038.jpg

Hình MRI cột sống cổ

C:\Users\Admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\z782747185344_3c082b7e3672f27aada79a0942ef1208.jpg C:\Users\Admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\z782747146466_008f01589e51fffbddbd0df048afebeb.jpg

BÀN LUẬN:

Bệnh được mô tả đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX do một thầy thuốc ngoại khoa người Anh là Percivall Pott, do đó bệnh còn được gọi là bệnh Pott (mal de Pott). Ngày nay bệnh hiếm gặp ở các nước phát triển, thường chẩn đoán và điều trị muộn nên có nhiều hậu quả nghiêm trọng. Lao ở cột sống, còn được gọi là bệnh của Pott, chiếm khoảng một nửa số trường hợp mắc bệnh lao xương[4], nhưng ít hơn 1% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh lao[7]. Khu vực liên quan nhiều nhất là đốt sống ngực giữa, cột sống cổ ít gặp hơn[6]. Lao tủy sống thường có một khởi phát và tiến triển chậm chạp, thời gian trung bình giữa khởi phát triệu chứng và tiền lâm sàng trong một đợt là 11,2 tháng (4-24 tháng). Khám thực thể là người nghèo và chủ yếu bao gồm đau cổ, dấu hiệu nhiễm lao không hằng định, và quá trình diễn tiến muộn, có thể tìm thấy chèn ép thần kinh[2].

Lao cột sống cổ là một bệnh hiếm gặp với tỷ lệ biến chứng cao. Hsu và Leong báo cáo tỷ lệ chèn ép tủy sống 42,5% ở 40 bệnh nhân[3]. Trẻ em dưới 10 tuổi có nhiều khả năng bị áp xe, trong khi trẻ lớn hơn có nhiều khả năng bị chứng liệt nửa người.

MRI cho phép phân tích nhiều tổn thương, một nghiên cứu về tủy sống cho thấy MRI phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm của u hạt không bị phân li, nó cũng phân tích các mô mềm xung quanh[5]

Điều trị bằng y tế nên được bắt đầu sớm và kéo dài 9 – 12 tháng[1]

Trường hợp lâm sàng của chúng tôi, bệnh nhân vào viện vì đột ngột liệt 1/2 người trái, liệt chân nhiều hơn tay kèm theo rối loạn cảm giác đầu tiên nghĩ nhồi máu não vì CT đầu chưa ghi nhận bệnh lý, trong quá trình điều trị chúng tôi phát hiện bệnh nhân đau cổ nên chụp XQ cột sống cổ nhưng vẫn không ghi nhận bất thường nên tiến hành chụp MRI cột sống cổ, kết quả ghi nhận tổn thương cột sống cổ ngang C6-C7 dạng khối choán chổ ngoài màng cứng chèn ép mặt ngoài bao màng cứng gây hẹp ống sống, sinh thiết ghi nhận tổn thương lao. tiến hành điều trị thuốc kháng lao.

KẾT LUẬN:

Trong trường hợp của chúng tôi, không phát hiện được nguồn lây của vi trùng lao. Đó là lý do tại sao trường hợp này cần nhấn mạnh tầm quan trọng nhận dạng loại bệnh này trong giai đoạn đầu của bệnh, để điều trị tích cực và ngăn ngừa các biến chứng. Đây là lần đâu tiên khoa thần kinh chẩn đoán được bệnh lý tủy cổ nhờ MRI, qua trường hợp này chúng ta rút ra kinh nghiệm. Cần khám xét tỉ mỉ, phát hiện các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, định khu tổn thương để chỉ định chụp MRI chẩn đoán xác định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bouabdellah, M., Bouzidi, R., and Kammoun, S. 2010. “Pott’s Disease of the Upper Cervical Spine: Three Cases and Literature Review.” La Tunisie Medicale 88 (11): 847-50.

2. Claude Pierre, P., and Chevalier, X. 1990. “Value of Nuclear Magnetic Resonance in the Tuberculosis of the Posterior Vertebral Arch. About One Case.” Revue Du Rhumatisme Et Des Maladies Ostéo-articulaires 57 (6): 491-4.

3. Hsu LC, Leong JC. Tuberculosis of the lower cervical spine (C2 to C7). A report on 40 cases. J Bone Joint Surg Br 1984 Jan;66(1):1-5.

4. Moon MS. Tuberculosis of the spine. Controversies and a new challenge. Spine (Phila Pa 1976) 1997 Aug;22(15):1791-1797.

5. Sajid, A., Amanullah, M. F., Kaleem, A., and Rauniyar, R. K. 2013. “Pott’s Spine: Diagnostic Imaging Modalities and Technology Advancements.” North American Journal of Medical Sciences 5 (7): 404-11.

6. Rom, W.; Garay, S. Tuberculosis. Boston (MA): Little, Brown and Company; 1996.

7. Turgut M. Spinal tuberculosis (Pott’s disease): its clinical presentation, surgical management, and outcome. A survey study on 694 patients. Neurosurg Rev 2001 Mar;24(1):8-13.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)