Mật ong trong điều trị ho cấp tính ở trẻ em

Cochrane Database Syst Rev. 2012 Mar 14;3:CD007094.

Honey for acute cough in children.

Oduwole OMeremikwu MMOyo-Ita AUdoh EE.

Source: Institute of Tropical Diseases Research and Prevention, Universityof Calabar TeachingHospital (ITDR/P), Calabar, Nigeria. olabisioduwole@yahoo.co.uk

Đặt vấn đề: Trẻ em bị ho là mối quan tâm cho cha mẹ và là nguyên nhân chính khám bệnh ngoại trú. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ cho cha mẹ và trẻ em. Một số phương pháp đã được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho, trong đó có mật ong

Mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của mật ong trong chữa trị ho cấp tính ở trẻ em tại khoa khám bệnh ngoại trú.

Phương pháp tìm kiếm: Chúng tôi tìm kiếm các thử nghiệm đối chứng đăng ký trong Thư viện (CENTRAL) (Số báo tháng 4/2011 của Thư viện Cochrane) có các đăng ký thuộc nhóm Nhiễm trùng hô hấp cấp, MEDLINE (từ 1950 đến 12/ 2011), EMBASE (từ 1990 đến 1/ 2012) CINAHL (từ 1981 đến 1/ 2012); Web khoa học (từ 2000 đến 1/ 2012); AMED (từ 1985 đến 1/ 2012), LILACS (1982 đến 1/ 2012) và tóm tắt CAB (2009 đến 1/ 2012)

Tiêu chí lựa chọn: Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) so sánh mật ong, hoặc kết hợp mât ong với kháng sinh, so với giả dược hoặc không cho thuốc, hoặc thuốc ho không cần kê đơn (OTC) cho những người tham gia từ 2 đến 18 tuổi bị ho cấp tính tại khoa khám bệnh ngoại trú.

Thu thập và phân tích: Hai tác giả độc lập sàng lọc kết quả tìm kiếm các nghiên cứu thích hợp có báo cáo kết cục  và trích xuất dữ liệu.

Kết quả chính: Gồm hai RCTs có nguy cơ sai lệch cao, nghiên cứu trên 265 trẻ em. Các thử nghiệm so sánh tác dụng của mật ong với dextromethorphan, diphenhydramine và không điều trị, đánh giá giảm triệu chứng ho bằng thang điểm Likert (7 điểm). Mật ong là tốt hơn so với không điều trị trong việc làm giảm số lần ho (sự khác biệt trung bình (MD) là -1,07; khoảng tin cậy 95%: -1,53 -0,60, hai nghiên cứu, 154 người tham gia). Với các thử nghiệm chất lượng trung bình, bằng chứng cho thấy mật ong không khác dextromethorphan trong việc giảm số lần ho (MD -0.07; KTC 95%: -1.07 to 0.94; 2 thử nghiệm; 149 người tham gia). Với các thử nghiệm chất lượng thấp, bằng chứng cho thấy mật ong hơi tốt hơn so với diphehydramine trong giảm số lần ho (MD -0,57; KTC 95%: CI -0,90 đến -0,24); 1 thử nghiệm, 80 người tham gia). Tác dụng ngoại ý bao gồm các phản ứng nhẹ (căng thẳng, mất ngủ và tăng động) gặp ở 7 trường hợp (9,3%) ở nhóm uống mật ong và 2 trường hợp (2,7%) ở nhóm uống dextromethorphan, sự khác biệt này không đáng kể (tỉ số nguy cơ [RR]= 2,94, KTC 95%: 0,74 – 11,71), 2 thử nghiệm, 149 người tham gia).

Có 3 trẻ em (7,5%) trong nhóm uống diphenhydramine bị buồn ngủ (RR= 0.14; KTC 95%: 0,01-2,68), 1 thử nghiệm, 80 người tham gia), nhưng không có khác biệt đáng kể giữa mật ong với dextromethorphan hoặc mật ong so với diphenhydramine. Không có sự kiện bất lợi được báo cáo trong nhóm không điều trị.

Kết luận của tác giả: Mật ong có thể làm giảm triệu chứng ho tốt hơn so với không cho thuốc điều trị hoặc so với diphenhydramine nhưng không tốt hơn so với dextromethorphan. Không có bằng chứng mạnh mẽ việc ủng hộ hoặc chống lại việc sử dụng mật ong trong điều trị ho.

Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)