Hướng dẫn của aha 2010 : thứ tự a-b-c trong hồi sức tim phổi được sắp xếp lại theo thức tự c-a-b. 2010 aha

Guidelines: The ABCs of CPR Rearranged to “CAB” CME/CE

News Author: Emma Hitt, PhDCME

Author: Laurie Barclay, MD

20-10-2010. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực là động tác đầu tiên trong xử trí ngừng tim. Do đó, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) hiện nay khuyến cáo rằng thứ tự A-B-C (Airway-Breathing-Compressions) trong hồi sức tim-phổi (CPR) được thay đổi thành C-A-B ( Compressions- Airway-Breathing ).

Những thay đổi nầy đã được ghi trong Hướng Dẫn hồi sức tim phổi và Xử Trí cấp cứu tim mạch của  AHA  2010, được đăng trên phụ san tim mạch ngày 2 tháng 11, Tạp chí của AHA, và thể hiện một cập nhật mới so với bản hướng dẫn trước , được  xuất  bản năm 2005

Các hướng dẫn năm 2010 của AHA đối với hồi sức tim tim phổi và xử trí tim mạch cấp cứu, dựa trên việc xem xét lại một cách bao quát nhất và mới nhất của các y văn về hồi sức đã được xuất bản

Theo AHA, vi ệc xoa bóp tim ngoài lồng ngực nên được thực hiện ngay lập tức cho bất kỳ người  nào  nằm bất động hay không thở một cách không bình thường. Khí oxy sẽ có mặt trong phổi và trong máu trong vòng vài phút đầu tiên, nhờ vậy, việc khởi đầu xoa bóp tim ngoài lồng ngực trước tiên sẽ dễ dàng phân phối khí oxy đó đến não và tim sớm hơn. Trước kia, với khởi đầu với “A” (đường thở) mà không phải là “C” ( Compressions) đã tạo nên sự chậm trể nghiêm trọng khoảng 30 giây.

“ Hơn 40 năm qua, việc huấn luyện hồi sức tim phổi đã nhấn mạnh vai trò thứ tự A-B-C trong hồi sức tim phổi, đã hướng dẫn mọi người làm thông thoáng đường thở của nạn nhân bằng cách kéo ngữa đầu ra sau, bịt  mũi lại và thổi vào miệng của bệnh nhân, và chỉ sau khi làm động tác đó rồi mới xoa bóp tim ngoài lồng ngực”, BS Micheal R. Sayre, đồng tác giả, là chủ nhiệm Ủy ban Cấp cứu Tim Mạch của  AHA đã nhấn mạnh như vậy trong một bài viết của AHA. Ông nói thêm: “ Hành động nầy gây nên sự chậm trể nghiêm trọng cho việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực, mà việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực có ý  nghĩa quan trọng làm cho máu có nhiều oxy chu chuyển khắp cơ thể”.

Các hướng dẫn mới cũng khuyên cáo rằng, trong khi hồi sức tim phổi, những người hồi sức nên tăng tốc độ ép lồng ngực lên ít nhất 100 lần trong 1 phút, ngoài ra, ép lồng ngực phải ép sâu hơn nữa vào lồng ngực, tới một độ sâu ít nhất là 2 inch ở người lớn và 1,5 inch ở trẻ con. Những  người thực hiện công viêc hô hấp nhân tạo cũng không nên khom mình trên ngực của bệnh nhân , để cho ngực bệnh nhân có thể trở lại vị trí ban đầu của nó, và việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực nên được thực hiện liên tục càng lâu càng tốt mà không cần sử dụng thông khí quá mạnh tay.

Hiện nay Trung tâm cấp cứu 911 được hướng dẫn các kiến thức một cách chính xác, việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực nên được tiến hành ngay khi có nghi ngờ bị ngừng tim.

Các hướng dẫn mới nầy cũng khuyến cáo mạnh mẽ  rằng những người hướng dẫn giảng dạy cho những cấp cứu viên không chuyên, chưa được huấn luyện là thực hiện hô hấp nhân tạo chỉ cần bằng tay, cho những người lớn đang nằm im, không thở, hoặc thở không bình thường.

Người dịch: BS Nẫm, khoa CTCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)