Hiệu quả và an toàn của thuốc ức chế bơm proton với thuốc đối kháng thụ thể h-2 cho dự phòng loét chảy máu do căng thẳng ở những bệnh nhân chăm sóc nguy kịch: phân tích tổng hợp

Crit Care Med. 2010 Apr;38(4):1197-205.

The efficacy and safety of proton pump inhibitors vs histamine-2 receptor antagonists for stress ulcer bleeding prophylaxis among critical care patients: a meta-analysis.

Lin PC1, Chang CHHsu PITseng PLHuang YB.

Mục tiêu:

Để kiểm tra hiệu quả và an toàn của thuốc ức chế bơm proton so với thuốc đối kháng thụ thể H-2  trong dự phòng xuất huyết tiêu hóa liên quan đến stress ở những bệnh nhân nặng.

Nguồn dữ liệu:

PubMed, EMBASE, Thư viện Cochrane, và ClinicalTrials.gov.

Lựa chọn nghiên cứu:

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên so sánh trực tiếp ức chế bơm proton với thuốc đối kháng thụ thể H-2 trong dự phòng chảy máu đường tiêu hóa trên liên quan đến stress ở những bệnh nhân tại đơn vị chăm sóc đặc biệt ( ICU ) được công bố trước ngày 30 tháng 5 năm 2008.

Khai thác dữ liệu:

Hai nhà quan sát độc lập áp dụng tiêu chí được chọn, thực hiện đánh giá chất lượng, và trích xuất dữ liệu. Tiêu chí chính là tỷ lệ chảy máu đường tiêu hóa trên liên quan đến stress, và tiêu chí phụ là tỷ lệ mắc viêm phổi và tử vong tại đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Tổng hợp dữ liệu:

Sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên để ước tính sự khác biệt nguy cơ gộp giữa hai mục tiêu điều trị không phân biệt loại thuốc, liều lượng, và đường dùng.

Kết quả:

Chúng tôi xác định có bảy thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên với tổng số 936 bệnh nhân theo kế hoạch so sánh.  Tổng hợp sự khác biệt nguy cơ ( KTC  95 % , giá trị p; thống kê I) liên quan đến stress chảy máu đường tiêu hóa trên so sánh thuốc ức chế bơm proton với thuốc đối kháng thụ thể H-2  là  -0.04 (khoảng tin cậy 95% , -0.09-0.01 ; p = 0,08 ; I = 66%).  Trong phân tích độ nhạy,  loại bỏ nghiên cứu Levy làm giảm đáng kể tính không đồng nhất ( từ I = 66%;  đến I = 26%) và thay đổi tổng thể sự khác biệt nguy cơ gần hơn bằng không ( gộp lại sự khác biệt nguy cơ  -0.02;  KTC 95 % , -0,05 -0.01 ; p = 0,19 ).  Không có sự khác biệt điều trị giữa thuốc ức chế bơm proton và thuốc đối kháng thụ thể H-2  trong nguy cơ viêm phổi và tỷ lệ tử vong ở đơn vị chăm sóc đặc biệt,  với sự khác biệt nguy cơ gộp lần lượt là 0.00 ( KTC  95 %,  -0.04-0.05;  p = 0,86;  I = 0%) và  0,02 ( KTC 95% , -0.04-0.08;  p = 0,50;  I = 0%).

Kết luận:

Phân tích tổng hợp này không tìm thấy chứng cứ mạnh mẽ cho rằng thuốc ức chế bơm proton hiệu quả hơn thuốc đối kháng thụ thể H-2  về dự phòng liên quan đến stress chảy máu đường tiêu hóa trên,  viêm phổi,  và tử vong ở bệnh nhân nhập viện tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.  Bởi vì dữ liệu thử nghiệm còn giới hạn, trong tương lai cần nhiều  thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên thiết kế tốt và mạnh để xác nhận.

Người dịch: BS CKII Phạm Chí Hiền BVĐK TT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)