Điều trị truyền dịch trong viêm màng não mủ cấp

Fluid therapy for acute bacterial meningitis. Cochrane Database Syst Rev. 2005 Jul 20;(3):CD004786.

Oates-Whitehead RM, Maconochie I, Baumer H, Stewart ME.

BMA House,London,UK.

Đặt vấn đề: Viêm màng não mủ (VMNM) là một bệnh còn chiếm tỉ lệ tử  vong và thương tật cao. Tuy nhiên, điều trị kháng sinh sớm, đủ và điều trị hổ trợ có cơ hội cải thiện ở trẻ em và nhũ nhi mắc bệnh. Xử trí bằng dịch truyền và cân bằng điện giải cẩn thận là điều trị hổ trợ quan trọng. Cả dư và thiếu dịch truyền truyền vào sẽ có kết cục xấu.

Mục tiêu: Mục tiêu của tổng quan này nhằm đánh giá các liều lượng khác nhau của dịch truyền cho vào trong điều trị khởi đầu VMNM.

Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi truy tìm trong thư mục các thử nghiêm lâm sàng ở nhóm nhiễm trùng hô hấp cấp của Cochrane, ở CENTRAL(Thư viện Cochrane 1.2005), MEDLINE (1966 – 3/2005), EMBASE (1980 – 12/ 2004), và CINAHL (1982- 2/ 2005). Tham khảo các bài báo liên quan và liên lạc các tác giả khi cần. Ngoài ra còn liên lạc các chuyên gia trong lĩnh vực có các công trình chưa xuất bản.

Tiêu chí lựa chọn: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) với các liều lượng dịch truyền truyền vào khác nhau trong xử trí khởi đầu VMNM được tuyển chọn.   

Thu thập dữ liệu và phân tích: 6 thử nghiệm được chọn khi tìm lần đầu. Quan sát kỹ nhận thấy có 3 trong 6 nghiên cứu này (NC) đủ chuẩn. Dữ liệu được đánh giá chất lượng và rút ra từ 4 nhà tổng quan. Gộp dữ liệu và làm phân tích tổng hợp bằng cách sử dụng nguy cơ tương đối RR cho dữ liệu nhị phân và khác biệt trung bình trọng số (weighted mean difference) cho dữ liệu có biến liên tục. Dùng mô hình thống kê ảnh hưởng bất biến (fixed-effect model) để phân tích.  

Kết quả chính: Thử nghiệm lớn nhất trong 3 NC được thực hiện ở nơi có tỉ lệ tử vong cao nhất. Phân tích tổng hợp cho thấy giữa 2 nhóm ( lượng dịch truyền liều duy trì so với nhóm có lượng dịch truyền hạn chê) không có khác biệt thống kê về số ca tử vong (RR 0.82, 95% CI 0.53 to 1.27); dư chứng thần kinh nặng cấp (RR 0.67, 95% CI 0.41 – 1.08); hoặc dư chứng nhẹ và trung bình (RR 1.24, 95% CI 0.58 – 2.65). Tuy nhiên, khi đánh giá các dư chứng thần kinh chi tiết hơn cho thấy nhóm với lượng dịch truyền kiểu duy trì ít bị co cứng (RR 0.50, 95% CI 0.27 – 0.93), ít bị co giật sau 72 giờ  (RR 0.59, 95% CI 0.42 to 0.83) và co giật lúc 14 ngày (RR 0.19, 95% CI 0.04 – 0.88), ít bị dư chứng thần kinh mãn tính nặng sau 3 tháng theo dõi (RR 0.42, 95% CI 0.20 – 0.89) so với nhóm hạn chế dịch truyền.

Kết luận của tác giả: Một số bằng chứng ủng hộ việc dùng dịch truyền liều duy trì tốt hơn dùng dịch truyền với liều hạn chế trong vòng 24 giờ đầu ở những nơi có mức  tử vong cao và những nơi bệnh nhân thường đến trễ. Tuy nhiên, ở những nơi BN đến sớm và nơi có mức tử vong thấp thì không đủ chứng cứ để đưa ra hướng dẫn thực hành lâm sàng này.

Người dịch: BS Rạng – BVĐKTTAG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)