Đánh giá sự hài lòng của nhân viên

 

Người thực hiện: ĐD Sinh, BS Cúc, CN Yến,Thoa

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế bệnh viện và so sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các khoa, khối lâm sàng và khối hành chánh, giữa đại học và trung cấp, ghi nhận các ý kiến.

Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang

Đối tượng nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 30% trên tổng số 835 nhân viên y tế đang công tác trong bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2017

Kết quả nghiên cứu: 254/835 nhân viên được khảo sát, chiếm tỷ lệ 30,40%. Bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý và các nhân viên khác tại các khoa phòng.

Kết quả từ nghiên cứu nam 97 chiếm tỷ lệ 38,2%; nữ 157 tỷ lệ 61,8%. Tuổi nhỏ nhất là 21 và lớn nhất là 59 tuổi. Trung cấp 151, tỷ lệ 59,4; đại học 80, tỷ lệ 31,5%; sau đại học 21, tỷ lệ 8,3%; khác 2, tỷ lệ 0,8%

Mức độ hài lòng chung, không có điểm 1, vẫn còn điểm 2 (không hài lòng) chiếm 2,98%. Điểm 3 hài lòng ở mức trung bình chiếm 20,4%. Điểm 4 hài lòng tốt cao nhất chiếm 49,3%. Điểm 5 rất hài lòng chiếm 27,3%. Như vậy cả tốt và rất tốt đạt 76,6%.

Sự hài lòng về Giám đốc và cách quản lý không có điểm 1 và 2. Điểm 3 chiếm 2,4%, điểm 4 chiếm 16.9%, điểm 5 chiếm 80,7%. Cả tốt và rất tốt đạt 97,6%

Khối hành chánh, Dược và phòng khám hài lòng hơn khối cận lâm sàng có ý nghĩa thống kê (P = 0,011)

Không có sự hài lòng khác biệt về tuổi, thâm niên, chức vụ, nam, nữ cũng như giữa cán bộ đại học, trung cấp (P = 0.913; 0,603; 0,903; 0,769).

Sự hài lòng tốt hơn nhưng người sau đại học và những người làm trong bệnh viện nhưng không có bằng cấp về y như kỹ sư, hộ lý…có ý nghĩa thống kê (P = 0,000)

Khoa Dược là khoa hài lòng nhất trong các khoa cả trong 5 nhóm có ý nghĩa thống kê (A: P = 0,010; B: P= 0,003; C: P= 0,000; D: P= 0,001; E: P=0,14)

Kết luận: Có sự hài lòng rất cao trong cả 5 nhóm A, B, C, D tốt và rất tốt đạt 76,6%. Khối hành chánh, Dược, phòng khám hài lòng hơn. Khoa hài lòng nhất là khoa Dược, nhóm hài lòng nhiều là nhóm cán bộ sau đại học và nhưng nhân viên không có bằng cấp về y khoa.

I – ĐẶT VẤN ĐỀ:

Con ngöôøi laø thaønh toá quan troïng cuûa moïi toå chöùc, cô quan nhaèm ñaït ñöôïc muïc tieâu ñaõ ñeà ra. Theo Toå chöùc Y teá Theá giôùi, nguoàn nhaân löïc laø yeáu toá cô baûn cho moïi thaønh töïu y teá[10]và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế sẽ đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong bối cảnh đang có sự thu hút nguồn nhân lực về các bệnh viện tư và chảy máu chất xám tại các bệnh viện công. Một trong những lý do chảy máu chất xám là không hài lòng [1]. Qua cách đổi mới làm việc của Ban Giám Đốc bao gồm thân thiện, thấu hiểu, công bằng trong công việc và thưởng phạt nghiêm minh. Hơn nữa năm 2017 bệnh viện tự chủ về tài chính sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc và thu nhập của nhân viên. Điều này có thể làm thay đổi về nhận thức của nhân viên theo 2 thái cực tốt hoặc xấu. Nhìn tổng quan hiện tại mức độ hài lòng của nhân viên bệnh viện dường như có thay đổi

Khảo sát sự hài lòng của nhân viên bệnh viện cũng là chủ trương của bộ y tế. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá kết quả thực tế về sự hài lòng của nhân viên bệnh viện

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế bệnh viện và so sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa khối lâm sàng và khối hành chánh, giữa đại học và trung cấp, ghi nhận các ý kiến liên quan.

II – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 30% trên tổng số 835 nhân viên y tế đang công tác trong bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2017. Nhân viên y tế được xác định theo định nghĩa của WHO [10], bao gồm: những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và những những nhân viên khác như kế toán, cấp dưỡng, lái xe, hộ lý đang công tác trong bệnh viện.

Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang

Dùng bảng câu hỏi khảo sát của Bộ Y tế gửi đến nhân viên của từng khoa theo thời gian qui định, bổ sung 1 câu khảo sát riêng về Giám đốc và cách quản lý. Nhân viên trả lời các câu hỏi theo nhận thức của mình cho câu hỏi khảo sát, không cần ghi tên. Bộ câu hỏi là “phiếu khảo sát ý kiến của nhân viên y tế” do bộ y tế ban hành gồm 44 tiêu chí khảo sát: phần A sự hài lòng về môi trường làm việc từ A1-A9; phần B sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp từ B1-B9; phần C Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi từ C1-C12; phần D Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến từ D1-D7; phần E sự hài lòng chung về bệnh viện từ E1-E7. Từ đó chúng tôi nhận định sự hài lòng chung và từng nhóm A, B, C, D, E

Mức độ hài lòng được đánh giá theo thang điểm của Bộ: 1 điểm rất không hài lòng (rất kém); 2 điểm không hài lòng (kém); 3 điểm bình thường (trung bình); 4 điểm hài lòng (tốt); 5 điểm rất hài lòng (rất tốt).

Thu thập số liệu: Tất cả các phiếu sẽ được nhập vào Excell và dùng phần mềm SPSS 16.0 phân tích dữ liệu đánh giá mức độ hài lòng. So sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa khối lâm sàng và khối hành chánh, giữa đại học và trung cấp, ghi nhận các ý kiến. Các test có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05.

III – KẾT QUẢ:

Có 254/835 nhân viên được khảo sát, chiếm tỷ lệ 30,40%. Bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý và các nhân viên khác tại các khoa phòng.

Kết quả từ nghiên cứu chúng tôi ghi nhận về giới tính nam 97 chiếm tỷ lệ 38,2%; nữ 157 tỷ lệ 61,8%. Tuổi nhỏ nhất là 21 và lớn nhất là 59 tuổi

Bảng 1: Độ tuổi

Độ tuổi Số lượng Phần trăm
20 -29 51 20%
30- 39 111 43%
40 – 49 54 21,2%
50 – 59 38 14,9%

Bảng 2: Trình độ chuyên môn

Chuyên môn Số lượng Phần trăm
Trung cấp 151 59,4%
Đại học 80 31,5%
Sau đại học 21 8,3%
khác 2 0,8%

Về sự hài lòng chung, chúng tôi ghi nhận không có điểm 1, vẫn còn điểm 2 (không hài lòng) chiếm 2,98%. Điểm 3 hài lòng ở mức trung bình chiếm 20,4%. Điểm 4 hài lòng tốt cao nhất chiếm 49,3%. Điểm 5 rất hài lòng hay là rất tốt chiếm 27,3%. Như vậy cả tốt và rất tốt đạt 76,6%.

Riêng câu hỏi sự hài lòng về Giám đốc và cách quản lý thật đáng ngạc nhiên không có điểm 1 và 2. Điểm 3 chiếm 2,4%, điểm 4 chiếm 16.9%, điểm 5 chiếm 80,7%. Cả tốt và rất tốt đạt 97,6%

Biểu đồ 1: Hài lòng về Giám đốc và cách quản lý

Để khảo sát theo vị trí việc làm chúng tôi chia nhân viên làm 4 khối theo công việc: 1 Lâm sàng, 2 Cận lâm sàng, 3 Hành chánh và Dược, 4 Khoa khám bệnh, qua kết quả cho thấy có sự khác biệt hài lòng giữa các khối. Khối hành chánh, Dược và phòng khám hài lòng hơn khối lâm sàng có ý nghĩa thống kê (P = 0,011)

Không có sự hài lòng khác biệt về tuổi, thâm niên, chức vụ, nam, nữ cũng như giữa cán bộ đại học, trung cấp (P = 0.913; 0,603; 0,903; 0,769).

Chúng tôi cũng ghi nhận được sự hài lòng tốt hơn có ý nghĩa thống kê (P = 0,000) ở nhóm nhưng người sau đại học và những người làm trong bệnh viện nhưng không có bằng cấp về y như kỹ sư, hộ lý…

Xét về các khoa thì khoa Dược là khoa hài lòng nhất trong các khoa cả trong 5 nhóm có ý nghĩa thống kê (A: P = 0,010; B: P= 0,003; C: P= 0,000; D: P= 0,001; E: P=0,14)

Trong nhóm A sự hài lòng về môi trường làm việc điểm 2 còn khá cao chiếm 5%, trung bình 20,2%; nằm trong các mục A4 phân chia thời gian trực và làm việc ngoài giờ hành chính hợp lý; A5 các trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế; A7 và A8 môi trường làm việc bảo đảm an toàn và bệnh viện bảo đảm an ninh trật tự cho nhân viên y tế làm việc; A9 người bệnh và người nhà có thái độ tôn trọng NVYT. Tuy nhiên điểm 4 và 5 cũng chiếm 74,5%

Trong nhóm B sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp các điểm 2, 3, 4, 5 (2,15; 20,56; 50,56; 26,72%). Nhóm C sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi (3; 20,43; 52,24; 24,6%). Nhóm D sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến (3,25; 25,31; 51,9; 23,78%). Nhóm E sự hài lòng chung về bệnh viện (1.4; 18.57; 49,88; 40,22%).

Nhìn chung trong 5 nhóm không có sự hài lòng khác biệt và điểm 4,5 của nhóm A, B, C, D đạt trên 76%. Riêng nhóm E hài lòng chung về bệnh viện điểm 4,5 đạt > 90%

IV- BÀN LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: nhìn chung về tổng thể sự hài lòng của nhân viên y tế với bệnh viện rất cao. Điểm 4 hài lòng tốt 49,3%, điểm 5 rất hài lòng 27,3%. Như vậy cả tốt và rất tốt đạt gần 77%. Riêng nhóm E hài lòng chung về bệnh viện điểm 4 và 5 đạt > 90%. So với nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nhuận nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế tuyến cơ sở mức độ hài lòng với công việc chung là 71% thì nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Mặc dù còn 2,98% chưa hài lòng nhưng đây là một điều đáng khích lệ về sự đồng thuận cũng như lãnh đạo đúng hướng của ban giám đốc để bệnh viện ngày càng đi lên.

Sự hài lòng về Giám đốc và cách quản lý, đây là một điểm son. Không có điểm 1 và 2. Điểm 3 chiếm 2,4%, điểm 4 chiếm 16.9%, điểm 5 chiếm 80,7%. Cả tốt và rất tốt đạt 97,6%. Có được sự hài lòng này, cho thấy Giám đốc đang nỗ lực đổi mới từng ngày và quan tâm tới đời sống của nhân viên cũng như cách quản lý của Giám đốc đã đi vào lòng người và hiệu quả. Theo tác giả Inke Mathauer, thông qua thái độ động viên và thông cảm, những người lãnh đạo có thể làm cho nhân viên hài lòng, tự tin hơn vào khả năng của mình và qua đó động viên những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của cơ quan [11]

Có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các khối. Khối hành chánh, Dược, phòng khám hài lòng hơn khối lâm sàng có ý nghĩa thống kê (P = 0,011). Điều này có lẽ do khối hành chánh và phòng khám công việc diễn ra ổn định hàng ngày nên tâm lý cũng ổn định, chính vì vậy nhân viên ở những khối này hài lòng hơn, còn khối lâm sàng công việc đụng chạm hơn, căng thẳng hơn và họ phải đối mặt với một lượng bệnh và thân nhân bất ổn về tâm lý chính vì vậy sự hài lòng kém hơn như trong các mục của phần A.

Không có sự hài lòng khác biệt về tuổi, thâm niên, chức vụ cũng như giữa các vị trí việc làm khác nhau (P = 0.913; 0,603; 0,903; 0,769). Theo tác giả Lê Thanh Nhuận nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế thì tyû leä haøi loøng chung ñoái vôùi coâng vieäc ôû nhoùm tuoåi ≤ 30 laø 72,6%, giaûm xuoáng thaáp nhaát ôû nhoùm tuoåi 31 – 40 laø 43,3%, sau ñoù taêng leân ôû nhoùm tuoåi 41 – 50 laø 86,8% vaø ôû nhoùm ≥ 51 laø 83,3% (p = 0,001) Nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt nào trong các nhóm tuổi, thâm niên. Điều này cho thấy mọi người đều được quan tâm đồng đều và hài lòng với công việc tùy theo nhiệm vụ của mình được giao.

Chúng tôi cũng ghi nhận được sự hài lòng tốt hơn có ý nghĩa thống kê (P = 0,000) ở nhóm nhưng người sau đại học và những người làm trong bệnh viện nhưng không có bằng cấp về y như kỹ sư, hộ lý…Có thể do nhu cầu về học tập, về tìm được công việc, và thu nhập đã tương đối ổn định hơn nên sự hài lòng tốt hơn.

Xét về các khoa thì khoa Dược là khoa hài lòng nhất trong các khoa cả trong 5 nhóm có ý nghĩa thống kê (A: P = 0,010; B: P= 0,003; C: P= 0,000; D: P= 0,001; E: P=0,14). Có lẽ đây là khoa ít tiếp xúc với bệnh nhân, công việc hàng ngày ổn định, công việc phân chia hợp lý vì thế sự hài lòng cũng tốt hơn.

Điểm 2 cũng còn 2,98% rớt vào các mục A 6,7, 8 có liên quan đến phân chia thời gian trực và bảo đảm môi trường an toàn cho nhân viên làm việc. C 3, 4, 5, 6, 7 liên quan đến phúc lợi, tiền lương, độc hại…Đây vẫn là những vấn đề luôn luôn nhạy cảm hài lòng với người này nhưng vẫn chưa hài lòng với người kia. Trong nhóm này chúng tôi cũng ghi nhận được nhiều ý kiến nhưng tập trung vào 2 ý chính: Trại bệnh nặng tại các khoa trực 24 khi bệnh đông không làm được; lương tăng thêm nên chia theo bậc lương.

V-KIẾN NGHỊ:

Xem lại các trại bệnh nặng tại các khoa nếu thực sự là bệnh nặng thì cần xem xét lại vấn đề trực 24.

V- KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu này cho chúng ta thấy có sự hài lòng rất cao trong cả 5 nhóm A, B, C, D tốt và rất tốt đạt 76,6%. Riêng nhóm E sự hài lòng chung về bệnh viện tốt và rất tốt đạt > 90%. Sự hài lòng về Giám đốc và cách quản lý điểm 4 và 5 > 97%. Khối hành chánh, Dược, phòng khám hài lòng hơn. Khoa hài lòng nhất là khoa Dược, nhóm hài lòng nhiều là nhóm cán bộ sau đại học và nhưng nhân viên không có bằng cấp về y khoa. Đây là điểm son để bệnh viện làm nền vươn tới trong tương lai tốt hơn nữa.

VII- TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1-Lê Thanh Nhuận, Lê Cự Linh, sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở. Tạp chí Y tế Cộng đồng 9.2009, số 13 trang 52-53.

2-Trần Thị Châu & CS (2005) Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, 43-49.

3-Phạm Mạnh Hùng & Đặng Quốc Việt (2004) Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Quản lý y tế – Tìm tòi học tập và trao đổi. Nhà Xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

4-Lê Thanh Nhuận & Lê Cự Linh (2009), “Phát triển bộ công cụ đo lường sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở”, Tạp chí Y tế Công cộng, Số 11(11), pp. 18-24.

5-Trần Quy, Vi Nguyệt Hồ, Phạm Đức Mục, Ngô Thị Ngoãn, Ngô Đức Thọ, Đào Thành & CS (2005) Sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan, 2005. Kỷ yếu đề tại nghiên cứu khóa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, 33-42.

6-David Grembowski, David Paschane, Paula Diehr, Wayne Katon, Diane Martin & Donald L Patrick (2005), “Managed Care, Physician Job Satisfaction, and the Quality of Primary Care”, J Gen Intern Med, vol 20(3), pp. 271 277.

7-Kate Anne Walker & Marie Pirotta (2007), “What keeps Melbourne GPs satisfied in their jobs?” Australian Family Physician, Vol. 36(No. 10), pp. 877-880.

8-Laubach W & Fischbeck S (2007), Job satisfaction and the work situation of physicians: a survey at a German university hospital.

9-Marjolein Dieleman, Pham Viet Cuong, Le Vu Anh & Tim Martineau (2003), “Identifying factors for job motivation of rural health workers in North Viet Nam”, Human Resources for Health 2003, 1:10.

10- WHO (2006), The world health report 2006: working together for health, WHO Press, Geneva.

11- Inke Mathauer & Ingo Imhoff (2006), “Health workermotivation in Africa: the role of non-financial incentivesand human resource management tools”, Human Resources for Health 2006, 4:24.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)