Đánh giá hiệu quả gây tê chọn lọc thần kinh vùng cổ tay trong phẫu thuật bàn tay

Mạc Văn Quảng, Nguyễn Hồng Sơn

Huỳnh Ngọc Hiếu, Hoa Thị Bích Thủy

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây tê thần kinh chọn lọc vùng cổ tay trong phẫu thuật bàn tay.

Phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng trên 32 bệnh nhân, các bệnh nhân được gây tê kết hợp có an thần để vô cảm trong phẫu thuật vùng bàn tay. Mạch, huyết áp, mức độ đau của bệnh được theo dõi trước và sau gây tê.

Kết quả: thời gian trung bình đạt phẫu thuật 12.9±2.50 phút, tỷ lệ thành công 84.4%, không ghi nhận tai biến, biến chứng

Kết luận: Gây tê chọn lọc thần kinh vùng cổ tay an toàn, hiêu quả cho phẫu thuật vùng bàn tay

SUMMARY

Objective: Evaluate the efficacy of selective nerve block anesthesia in wrist for hand surgery.
Method: Clinical study 32 patients undergoing nerve block anesthesia in wrist with sedation to relief for hand surgery. Patients’ pulse, blood pressure and pain level controlled pre- and post-anesthesia.
Result: Mean onset time to operate was 12.9 ± 2.5 minutes. Success rate was 84.4%. No accidence and complication noticed.
Conclusion: Selective nerve block anesthesia in wrist  was safe and effective for hand surgery

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vết thương bàn tay rất thường gặp trong tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều di chứng ở bàn tay như sẹo co rút, dính ngón, mất ngón, giảm hoặc mất vận động của bàn tay và các ngón tay…. gây ảnh hưởng không nhỏ đến lao động, sinh hoạt và học tập cho bệnh nhân

Trong phẫu thuật bàn tay, có nhiều phương pháp vô cảm khác nhau như gây mê nội khí quản, mê tĩnh mạch, tê tùng… Việc lựa chọn phương pháp vô cảm thích hợp đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và ít tốn kém cho BN

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm lâm sàng

2. Đối tượng nghiên cứu:

– Dân số nghiên cứu: những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bàn tay tại khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang thời gian từ 3/2017 đến tháng 9/2017, xếp loại ASA I, II, III và không có chống chỉ định trong gây tê.

– Phương pháp thu thập dữ liệu: Phiếu thu thập + hồ sơ bệnh án

– Cỡ mẫu: n = 32

3. Các thông số theo dõi

– Mức độ đau đươc đánh giá theo thang điểm 10 và được chia làm 4 mốc thời gian ( 0 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút sau gây tê):

0 điêm: là hoàn toàn không đau;

1 điểm: đau nhưng có thể chịu được nhưng phải kết hợp với an thần;

2 – 3 điểm: đau nhiều, phải đổi phương pháp vô cảm.

– Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2.

4. Chống chỉ định:

– Nhiễm trùng vị trí gây tê. Bệnh nhân dị ứng với thuốc tê.

– Bệnh nhân không đồng ý. Bệnh nhân động kinh, tâm thần

5. Kỹ thuật:

5.1. Nơi tiến hành: Phòng mổ.

5.2. Trang thiết bị

– Thuốc gây tê, thuốc cấp cứu. Máy theo dõi (SpO2, HA, mạch, ECG).

5.3. Các kỹ thuật gây tê

– Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa

– Gây tê thần kinh trụ ở cổ tay

+ Mốc: Gân cơ trụ trước. Nếp lằn thứ ba của cổ tay.

+ Đường phía trước: Chỉ ức chế cảm giác. Chọc kim vuông góc với mặt da ngay bên ngoài gân cơ trụ trước trên nếp lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc sâu 1 – 1,5cm hút kiểm tra không có máu ra, không tìm dị cảm, bơm 4 -6 ml thuốc tê. Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên của điểm chọc kim để hạn chế sự lan toả của thuốc tê.

+ Đường bên: Dùng kim 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da ngay dưới của gân cơ trụ trước ở ngang mức của nó lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi  đã chọc vào sâu 1 – 1,5cm, hút thử không thấy có máu, bơm 3 -5ml thuốc tê đồng thời cũng chẹn ngay trên của điểm chọc kim.

-. Gây tê thần kinh quay ở cổ tay.

+ Mốc: Bờ ngoài cẳng tay và hõm lào.

+ Kỹ thuật: Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay trên hõm lào. Dùng kim 23G dài 25mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút lại kim lại đến chỗ chọc kim, xoay ngược hướng 1800 hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc dưới da. Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa một vòng cổ tay.

-. Gây tê thần kinh giữa ở cổ tay

+ Mốc: Giữa hai gân gan bàn tay lớn và bé, trên nếp lằn thứ ba khi gấp cổ tay.

+ Kỹ thuật: Khi bệnh nhân để ngửa bàn tay, ta nắm tay bệnh nhân và kéo ngửa ra, bảo bệnh nhân co chống lại theo tư thế gấp cổ tay sẽ thấy hai gân gan tay nổi rõ dưới da. Chỗ chọc kim nằm giữa hai gân tay lớn và nhỏ và trên nếp gấp thứ ba của cổ tay. Dùng kim nhỏ 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da vào sâu từ 1,5 – 2mm, không cố tìm dị cảm. Hút kiểm tra không có máu, bơm 3-5 ml thuốc tê, tiêm chậm và không được gây đau, rút kim tới dưới da tiêm thêm 1 – 3ml thuốc tê xylocain 1%,

5.4. Thời gian tiềm phục:

– Sau gây tê 10 phút bệnh nhân mất cảm giác, không đau phẫu thuật

– Sau gây tê 10 phút bệnh nhân mất cảm giac, còn đau kết hợp tiền mê phẫu thuật

– Sau gây tê 15 kết hợp với tiền mê đau không phẫu thuật được

6. Xử lý số liệu: phần mềm SPSS,.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm chung (n =32)

Tuổi (năm) 43 ± 17 (min:17, max: 85)
Giới Nam 75% (24/32)

Nhận xét: Vết thương bàn tay thường xảy ra ở độ tuổi trung bình 43 và ở nam giới chiếm 75%.

2. Kết quả nghiên cứu:

2.1 Sinh hiệu:

Bảng 2: Sinh hiệu

Thông số/thời điểm Nhịp tim (lần/phút) HATT (mmhg)
0 phút 113.31± 6121 123.78± 7.25
5 phút 110.87±4.79 117.29± 21.
10 phút 106.81± 5.39 118.96 ± 4.45
15 phút 100.46± 6,65 116.25 ± 4.52

Nhận xét: Tần số tim vả huyết áp tâm thu có giảm theo thời điểm sau gây tê.

2.2. Hiệu quả giảm đau

Biểu đồ 1: Mức độ đau

Nhận xét: mức độ đau giảm xuống sau gây tê

2.3. Tỷ lệ thành công:

Biểu đồ 2: mức độ thành công theo thời gian

Nhận xét: tỷ lệ thành công ở thời gian 10 phút chiếm 31.3%, ở thời điểm 15 phút cao hơn chiếm 84.4% so với thời gian 0 phút và 5 phút.

2.4. Tỷ lệ kết hợp thuốc an thần:

 

Biểu đồ 3: sử dụng an thân theo thời gian

Nhận xét: thời gian sử dụng an thần ở thời điểm 10 phút chiếm 71.9% và 15 phút cao hơn chiếm 100% so với thời điểm ban đầu

2.5. Tỷ lệ thành công thất bại sau 15 phút là 84% (26/32 ca)

BÀN LUẬN:

Có 32 người bệnh được đưa và nghiên cứu, tuổi trung bình là 43 ± 17 năm, nam chiếm tỷ lệ 75% và đều nằm ở độ tuổi lao. Thời điểm sau gây tê cho ta thấy nhịp tim và huyết áp tâm thu có thay đổi nhưng không đáng kể. Thông qua quá trình nghiên cứu và bảng đánh giá đau từng thời điểm cho ta thấy thang điểm đau giảm ở từng thời điểm so với các tác giả (1,2,3,4). Theo bảng mức độ đạt theo thời gian và biểu đồ cho chúng ta thấy thời gian gây tê đạt ở thời điểm 10 phút chiếm 31.3%, ở thời điểm 15 phút 84.4% như vậy so với một số tác giả khác tỷ lệ thành công thấp hơn so với gây tê ĐRTKCT đường trên đòn có hướng dẫn của máy kích thích thần kinh cơ và thời gian đạt trung bình 12.63±2.65 không khác so với nghiên cứu của một số tác giả ( 1) (2) (3). Sử dụng an thần cho chúng ta thấy thời điểm sủ dụng an thần ở thời điểm 10 phút là 71.9%, ở thời điểm 15 phút là 100% như vậy việc sử dụng an thần của chúng tôi cao hỏn.

KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu 32 ca bệnh có chỉ định phẫu thuật vùng bàn tay nhóm chúng tôi có kết luận như sau:

+ Hiệu quả của kỹ thuật gây tê chọn lọc thần kinh vùng cổ tay trong phẫu thuật bàn tay số ca đạt là 27 ca chiếm 84%.

+ Kỹ thuật gây tê an toàn không có trường hợp tai biến, biến chứng, nên áp dụng phương pháp này ở tuyến cơ sở.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1.Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh. Y Học TP. HCM 2013.

2. Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Minh Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh, máy siêu âm. Kỷ yếu Hội Nghị Gây Mê Hồi Sức Toàn Quốc 2017.

3. Đoàn Phú Cương, Lê Hải Trung, Nguyễn Văn Trí. Đánh giá kết quả sử dụng máy dò thần kinh trong gây tê đám rối cánh tay đường trên xương đòn để phẫu thuật chi trên. Y học Thảm họa & Bỏng 2013; 3:15-7.

4. Hội Gây mê Hồi sức Thành phố Hồ Chí Minh, Walter Reed Army Medical center. Tê trên đòn – biến chứng vô cảm vùng. Gây tê thần kinh ngoại vi dưới hướng dẫn của máy kich thích thần kinh ngoại vi và máy siêu âm 2011.

5. Trần Thị Kiệm, Nguyễn Hữu Hoàng, Công Quyết Thắng, Nguyễn Kim Doanh, Chu Mạnh Khoa, Nguyễn Quốc Kính. Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên xương đòn cải tiến tại bệnh viện Phố Nối. Y Học thực hành 2014; 939:138-4.

6. Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Văn Chương. Nghiên cứu hiệu quả vô cảm của kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm. Y học Việt Nam 2016; 2: 111-5.

8. Phí Đức Vượng. Nghiên cứu kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng đường nách có sử dụng máy dò thần kinh 1999. Luận văn thạc sĩ y học. Học viện Quân Y.

9. Carlo D. Franco. Supraclavicular block with a nerve stimulation. Regional AnesthesiaAnesth Analg 2004; 98:1167-5.

10 Dilip Kothari. Supraclavicular brachial plexus block: a new approach. Indian Journal Aneasth 2003; 47:287-2.

10. Jean –Marc Malinovsky. Những biến chứng của gây tê vùng. Đào tạo liên tục gây mê hồi sức sau đại học chứng chỉ 5; 60-10.

 

 

 

 

 

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)