Caffeine so với theophylline trongđiều trị cơn ngưng thở ở trẻ sinh non

Henderson-Smart DJ, Steer PA. 

Cochrane Database Syst Rev. 2010 Jan 20;(1):CD000273.

Caffeine versus theophylline for apnea in preterm infants.

Henderson-Smart DJSteer PA.

Source: NSW Centre for Perinatal Health Services Research, Queen Elizabeth II Research Institute, Building DO2, University of Sydney, Sydney, NSW,Australia, 2006.

Đặt vấn đề: Ngưng thở tái đi tái lại hay gặp ở trẻ sinh non, đặc biệt là ở trẻ sinh cực non. Trong các đợt thở không hiệu quả này có thể dẫn đến thiếu oxy, nhịp tim chậm, và có thể đủ nghiêm trọng để phải hồi sức bao gồm cả việc sử dụng thông khí áp lực dương. Hai loại methylxanthine (caffeine và theophylline) đã được sử dụng để kích thích hô hấp, ngăn ngừa cơn ngưng thở và hậu quả của nó.

Mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của caffeine so với theophylline trong điều trị cơn ngưng thở và sử dụng máy giúp thở ở trẻ sinh non tháng bị cơn ngưng thở tái đi tái lại.

Chiến lược tìm kiếm: Nhóm Tổng quan Sơ sinh Cochrane được sử dụng, bao gồm tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử trong tháng 8/2009: Cơ sở dữ liệu Oxford các Thử nghiệm Chu sinh; Danh bạ các thử nghiệm đối chứng ở thư viện  Cochrane (CENTRAL, Thư viện Cochrane, Số 2, 2009), MEDLINE (1966 đến tháng tư năm 2009); Thuốc và Dược học ở  EMBASE (1990 Tháng 4 năm 2009), các tổng quan trước đây bao gồm các tài liệu tham khảo chéo.

Tiêu chí lựa chọn: Thử nghiệm ngẫu nhiên và bán ngẫu nhiên so sánh caffeine với theophylline trong điều trị cơn ngưng thở ở trẻ non tháng có đánh giá hiệu quả của thuốc trên tần số cơn ngưng thở.

Thu thập và phân tích: Mỗi tác giả đánh giá điều kiện đầu vào và chất lượng thử nghiệm, lấy dữ liệu độc lập và thảo luận nếu có sự khác biệt. Liên hệ các tác giả của các công trình nghiên cứu để lấy thêm thông tin.

Kết quả chính: Có 5 thử nghiệm được chọn gồm 108 trẻ. Chất lượng của hầu hết các thử nghiệm nhỏ này là từ khá đến tốt.  Không có sự khác biệt về tỷ lệ thất bại điều trị (ít hơn 50% giảm ngưng thở/nhịp tim chậm) giữa 2 loại thuốc caffeine và theophylline sau 1-3 ngày điều trị (có 2 nghiên cứu) hoặc 5-7 ngày điều trị (có 1 nghiên cứu). Không có sự khác biệt về tỷ lệ ngưng thở có ý nghĩa giữa nhóm caffeine và theophylline sau 1-3 ngày điều trị (có 5 thử nghiệm) và 5-7 ngày điều trị (có 4 thử nghiệm). Các tác dụng phụ như nhịp tim nhanh hoặc không dung nạp thức ăn dẫn đến thay đổi liều lượng thấp hơn trong nhóm caffeine (nguy cơ tương đối RR=0.17, KTC 95%: 0,04 đến 0,72) ( có 3 thử nghiệm). Không có thử nghiệm nào đánh giá việc sử dụng máy thở và ảnh hưởng của thuốc trên mức độ tăng trưởng và phát triển của trẻ. 

Kết luận của tác giả: Caffeine có tác dụng ngắn hạn và hiệu quả trên cơn ngưng thở và nhịp tim chậm tương tự như theophylline, tuy nhiên caffeine có vài lợi thế nhất định trong điều trị khi so với theophylline. Theophylline có độc tính cao hơn . Có thể caffeine dùng liều cao hơn làm tăng hiệu quả trên cơn ngưng thở ở trẻ sinh cực non, tuy nhiên cần được đánh giá bằng các thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên về sau.

Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)