Các yếu tố nguy cơ đối với các biến chứng do ercp điều trị: phân tích 2.715 trường hợp được thực hiện bởi một chuyên gia nội soi.

Risk factors for therapeutic ERCP-related complications: an analysis of 2,715 cases performed by a single endoscopist.

Katsinelos PLazaraki G, Chatzimavroudis GGkagkalis S Vasiliadis IPapaeuthimiou A ,Terzoudis S, Pilpilidis I Zavos C Kountouras J .

Ann Gastroenterol. 2014; 27(1): 65–72.

TÓM TẮT

Nội soi mật tụy ngược dòng (Endoscopic retrograde cholangiopancreatography: ERCP) hiện nay là phương thức trị liệu bằng nội soi dành riêng cho bệnh lý đường mật cũng như tuyến tụy.

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân và thủ thuật về các biến chứng sau ERCP trong một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi một chuyên gia nội soi có kinh nghiệm.

Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bao gồm 2715 trường hợp trị liệu bằng ERCP được đưa vào phân tích sau cùng. Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn quan trọng liên quan đến bệnh nhân và thủ thuật đối với toàn bộ các biến chứng sau ERCP, viêm tụy cấp và chảy máu sau nội soi cắt cơ vòng được đánh giá bằng phân tích đơn biến và đa biến. Sau điều trị ERCP lần đầu tiên, 327 bệnh nhân bị biến chứng; viêm tụy cấp đã được ghi nhận ở 132 bệnh nhân (4,9%), xuất huyết ở 122 bệnh nhân (4,5%), viêm đường mật ở 63 bệnh nhân (2,3%), thủng ở 3 bệnh nhân (0,11%), và kẹt rọ lấy sỏi ở 7 bệnh nhân (0,26%). Bệnh cảnh viêm tụy cấp thường xảy ra hơn ở bệnh nhân có biến chứng sau ERCP (p< 0.001). Nữ giới, trẻ tuổi (nhỏ hơn 40), túi thừa quanh bóng Vater, nghi ngờ có rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, đặt stent kim loại, chụp cản quang qua của ống tụy chính và đường rò trên nhú không xem là yếu tố nguy cơ của toàn bộ biến chứng sau ERCP và viêm tụy cấp sau ERCP. Phân tích đa biến cho thấy một bệnh cảnh viêm tụy cấp, khó khăn khi thông nhú, mở nhú bằng lưỡi dao, cắt cơ vòng xuyên vào tụy, chụp cản quang qua nhánh thứ nhất và thứ hai của ống tụy và tăng tín hiệu T2 khi chụp cộng hưởng từ mật-tụy là yếu tố nguy cơ độc lập cho toàn bộ biến chứng và viêm tụy cấp sau ERCP, trong khi đó thuốc ức chế kết tập tiểu cầu và kháng đông không được xem là yếu tố nguy cơ độc lập cho chảy máu sau cắt cơ vòng nội soi.

Các kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng kinh nghiệm của chuyên gia nội soi làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh nhân và thủ thuật đối với các biến chứng sau ERCP.

Người dịch: BS CKI Lê Huy Cường, trưởng khoa Ngoại tổng quát

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)