Bù nước bằng đường uống so với truyền tĩnh mạch trong điều trị mất nước do viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Oral versus intravenous rehydration for treating dehydration due to gastroenteritis in children.

Cochrane Database Syst Rev. 2006 Jul 19;3:CD004390.

Hartling L, Bellemare S, Wiebe N, Russell K, Klassen TP, Craig W.

Comment in: Ann Emerg Med. 2009 Jul;54(1):117-9.

Vấn đề: Mất nước do viêm dạ dày ruột là 1 biến chứng nguy hiểm. Bù nước bằng đường uống là cách điều trị có hiệu quả và không tốn kém, nhưng có một số bác sĩ thích phương pháp truyền tĩnh mạch hơn

Mục tiêu: So sánh giữa liệu pháp truyền tĩnh mạch và đường uống trong điều trị mất nước do viêm dạ dày ruột ở trẻ em.

Chiến lược tìm kiếm: chúng tôi tra cứu từ các đăng ký chuyên biệt nhóm bệnh lý nhiễm trùng Cochrane (T3/2006), CENTRAL (Thư viện Cochrane 2006, số 1), MEDLINE (1996 đến T3/2006), EMBASE (1974 đến T3/2006) LILACS (1982 –T3/2006). Và danh sách các tài liệu tham khảo. Chúng tôi cũng tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, công ty dược và các cơ quan có liên quan

Tiêu chí lựa chọn: Các thử nghiệm ngẫu nhiên và bán ngẫu nhiên có đối chứng so sánh giữa liệu pháp bù dịch đường tĩnh mạch (IVT) với đường uống (ORT) ở trẻ em đến 18 tuổi bị viêm dạ dày ruột cấp.

Phân tích và thu thập số liệu:  Hai tác giả độc lập rút ra số liệu và đánh giá chất lượng theo thang điểm Jadad. Chúng tôi dùng biến nhị phân để tính sự khác biệt nguy cơ và số BN cần điều trị (NNT), và biến liên tục để tính sự khác biệt trọng số (WMD).  Chúng tôi dùng  phương pháp hồi qui tổng hợp  để phân tích phân nhóm.

Kết quả chính: 17 nghiên cứu (1811 trẻ tham gia), có chất lượng từ không tốt đến trung bình. Điều trị ORT có nhiều thất bại hơn (RD 4%, KTC 95% : 1 – 7, mô hình phân tích ảnh hưởng biến thiên; 1811 trẻ tham gia, 18 nghiên cứu; NNT = 25). 6 ca tử vong xảy ra ở nhóm điều trị IVT và 2 ở nhóm điều trị ORT (4 nghiên cứu). Không có sự khác nhau đáng kể trong sự tăng cân (369 trẻ, 6 nghiên cứu), hạ natri máu (248 trẻ, 2 nghiên cứu) hoặc tăng natri máu (1062 trẻ, 10 nghiên cưú), thời gian tiêu chảy (960 trẻ, 8 nghiên cứu), hoặc tổng số dịch bù trong 6 giờ (985 trẻ, 8 nghiên cứu) và 24 giờ (835 trẻ, 7 nghiên cứu). Thời gian nằm viện ngắn hơn được ghi nhận ở nhóm ORT (WMD -1,2 ngày, KTC 95% : -2.38 đến -0,02 ngày; 526 trẻ, 6 nghiên cứu). Viêm tĩnh mạch thường xuất hiện ở nhóm IVT (NNT 50, KTC 95% : 25 -100) và liệt ruột thường xảy ra ở nhóm ORT ( NNT 33, KTC 95% : 20 -100, mô hình phân tích ảnh hưởng cố định), nhưng không có sự khác nhau đáng kể giữa nhóm ORT (dùng dịch độ thẩm thấu thấp được khuyến cáo bởi WHO) và nhóm IVT ( 729 trẻ, 6 nghiên cứu).

Kết luận của tác giả: Mặc dù không có sự khác biệt quan trọng về lâm sàng giữa ORT và IVT, nhóm ORT có nguy cơ liệt ruột cao hơn, và nhóm IVT cho thấy những nguy cơ của truyền tĩnh mạch. Mỗi 25 trẻ (KTC 95% :14 -100) điều trị ORT, có 1 trẻ sẽ thất bại và cần phải bù dịch bằng đường tĩnh mạch.

Người dịch: BS Nam Phương, Khoa Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)