Aspirin kết hợp với clopidogrel trong phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua

Aspirin phối hợp với clopidogrel trong phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp.

Aspirin plus clopidogrel as secondary prevention after stroke or transient ischemic attack: a systematic review and meta-analysis.

Cerebrovasc Dis. 2015;39(1):13-22. doi: 10.1159/000369778. Epub 2014 Dec 24.

Zhang Q1Wang CZheng MLi YLi JZhang LShang XYan C.

 

Tóm tắt

Đặt vấn đề:

Thuốc chống kết tập tiểu cầu là mấu chốt trong việc phòng ngừa thứ phát đột quỵ không tim mạch. Tổng quan hệ thống này kiểm tra sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng aspirin ngắn, trung bình, và dài hạn kết hợp với clopidogrel  trong phòng ngừa đột quỵ thứ phát hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Phương pháp:

Tìm trên PubMed, EMBASE, và CENTRAL đến tháng 5/2014. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) so Aspirin kết hợp với clopidogrel với aspirin hoặc clopidogrel trong phòng ngừa  đột quỵ thứ phát hoặc TIA. Các phân tích được phân tầng thành ngắn hạn (≤3 tháng), trung hạn (> 3 tháng và <1 năm) và dài hạn (≥1 năm). Kết quả được so sánh bằng tỉ số nguy cơ (RR) và 95% khoảng tin cậy (KTC 95%).

Kết quả:

Tám RCT (20.728 bệnh nhân) đã được đưa vào phân tích. So với aspirin hoặc clopidogrel một mình, những phân tích đầy đủ của tất cả các dữ liệu chỉ ra rằng liệu pháp phối hợp làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ tái phát (RR, 0,82; 95% CI 0,70-0,96, p = 0,01) và biến cố mạch máu lớn (RR 0,84 ; 95% CI 0,73-0,96, p <0,01). Nhưng nguy cơ của xuất huyết não (RR, 1,59; 95% CI 1,08-2,33, p = 0,02) và  chảy máu nặng (RR, 1,83; 95% CI 1,37-2,45, p <0,01) đã tăng lên. Không RCT nghiên cứu liệu pháp phối hợp giữa hạn. Do đó, phân tích được phân chia ra thành hai nhóm nhỏ, ngắn hạn và điều trị lâu dài. Phân tích phân tầng điều trị ngắn hạn cho thấy, so với đơn trị liệu, kết hợp thuốc làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát (RR, 0,69; KTC 95% 0,59-0,81, p <0,01) và không làm tăng nguy cơ xuất huyết não (RR, 1,23; KTC 95% 0,50-3,04, p = 0,65) và biến chứng chảy máu nặng (RR 2,17; KTC 95% 0,18-25,71, p = 0,54). Liệu pháp phối hợp ngắn hạn liên quan với một nguy cơ thấp hơn đáng kể của biến cố mạch máu lớn (RR, 0,70; KTC 95% 0,69-0,82, p <0,01). Phân tích phân tầng điều trị lâu dài cho thấy điều trị kết hợp đã không làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát (RR, 0,92; KTC 95% 0,83-1,03, p = 0,15), nhưng có liên quan với nguy cơ cao hơn đáng kể của xuất huyết não (RR , 1,67; KTC 95% 1,10-2,56, p = 0,02) và biến chứng chảy máu nặng (RR, 1.90; KTC 95% 1,46-2,48, p <0,01). Liệu pháp kết hợp lâu dài không làm giảm nguy cơ biến cố mạch máu lớn (RR, 0,92; KTC 95% 0,84-1,03, p = 0,09).

Kết luận:

So với đơn trị liệu, aspirin ngắn hạn kết hợp với Clopidogrel có hiệu quả hơn trong phòng ngừa  đột quỵ thứ phát hoặc TIA mà không làm tăng nguy cơ  xuất huyết não và biến chứng chảy máu nặng. Liệu pháp kết hợp lâu dài không làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát, và kết hợp với tăng biến chứng chảy máu nặng. Tuy nhiên, các ứng dụng lâm sàng của tổng quan hệ thống này, cần phải được xác nhận trong các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai.

Bs Phạm Ngọc Trung

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)